Vĩnh Tâm Xin chia sẻ một số cách chế biến mủ trôm ngon.

songbiendesign

Tiểu thương mới
Tham gia
16 Tháng hai 2020
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
1) Mủ trôm đường phèn

mu-trom.jpg


Lấy 20-30 gam Mủ Trôm thô ngâm với 1 tô nước ấm khoảng 500ml – dưới 800C.
Mủ ngâm nở xong sẽ được một tô đặc như thạch, đậy kín miệng bảo quản trong tủ lạnh, có thể dùng trong 1-2 tháng.
Khi pha các loại nước ép, sinh tố, trái cây, những thứ đồ uống bạn thích……chỉ cần cho thêm khoảng 6-8 thìa cà phê (mủ đã ngâm nở sẵn) là có thể dùng được. Nếu pha lợn cợn với nước lọc hoặc nước ép trái cây có thể dùng thường xuyên thay nước. Ngon hơn khi uống lạnh.

2) Cách chế biến chè mủ trôm đậu xanh (kiểu Bắc)
Hấp chín đỗ xanh
Ngâm mủ trôm thô với nước cho nở rồi xúc 1 thìa mủ trôm đã nở, pha với nước, đường kính hoặc đường phèn.
Thả đỗ xanh, dừa nạo vào cốc nước mủ trôm.
Một cốc mủ trôm đậu xanh thơm ngon, giải nhiệt sẽ giúp cơ thể bạn thêm khỏe mạnh, làn da tươi tắn, tự tin đón hè về.

mu-trom-dau-xanh.jpg


Mủ trôm thạch rau câu, thạch dừa
Ngâm mủ trôm thô với nước cho nở rồi xúc 1 thìa mủ trôm đã nở, pha với nước, đường kính hoặc đường phèn.
Thả thêm thạch rau câu xắt nhỏ hoặc thạch dừa (mua ở siêu thị).

3) Cách chế biến mủ trôm hoa quả.

mu-trom-thach-dua-trai-cay.jpg


Pha mủ trôm với 1 cốc nước. Nếu dùng mủ trôm thô thì ngâm với nước cho nở rồi xúc 1 thìa mủ trôm đã nở, pha với nước, đường kính hoặc đường phèn.
Thả thêm xoài, dưa hấu, cùi nhãn, nho…xắt nhỏ ( hoặc có gì cho nấy)
Nếu có hạt é ngâm nở thì càng ngon.

4. Cách ngâm mủ trôm hạt é và đường phèn.

mu-trom-hat-e-duong-phen.jpg


– Mủ trôm rất nở, chỉ với 10 gr, sau khi ngâm các bạn sẽ có 1 tô mủ trong suốt. Mủ trôm sau khi ngâm các bạn loại bỏ nước ngâm.
– Hạt é các bạn ngâm trong nước ấm trước khi pha khoảng 10 phút là được.
– Cho đường vào với 1 lít nước, đun sôi, để nguội
– Khi ăn, các bạn cho đá viên xuống dưới, múc mỏ trôm lên trên, cho hạt é lên trên cùng.
– Vậy là xong, các bạn đã biết Cách pha mủ trôm hạt é giải khát tuyệt ngon và mát rồi đó.
Cách Dùng Mủ Trôm Để Sản Xuất Nước Mủ Trôm Đóng Chai Không Chất Bảo Quản Tốt Cho Sức Khỏe
mu-trom-3.jpg


Chuẩn bị: dùng nguyên liệu là mủ trôm hạt đậu phụng do Thảo Dược Vĩnh Tâm sản xuất chuyên để làm nước đóng chai, tuyệt đối không được mua mủ trôm nguyên liệu ở những nơi không rõ nguồn góc vì nếu chọn nguyên liệu bừa bãi sẽ khiến bạn dễ gặp rắc rối như mủ trôm dễ bị chua do nấm mốc, hoặc điên đầu nhất là mủ trôm ko nở nó cứ nhớt nhớt là tiêu. Khay đựng được 25 lít nước, bình nước lọc 20 lít ( chọn đơn vị nào cung cấp nước uy tín nhất để đảm nguồn nước sạch ), 1 cái rây lưới, 1 cái phểu, 1 cái gáo, trùm đầu, bao tay, khẩu trang y tế, 1 cai nồi để nấu nước đường phèn, 2kg đường phèn, và các phụ gia tạo hương thiên nhiên như lá dứa, hạt đậu ván….

mủ trôm sử dụng đúng cách để không gây hại

Bước 1: Cho 20 lít nước vào khay, rồi dùng 150g mủ trôm hạt đậu phụng cho vào rây rửa sơ qua nước sôi để làm sạch mủ trôm, sau đó cho mủ trôm vào khay ngâm với 20 lít nước, đậy nấp kín lại đợi tầm 4 – 5 tiếng cho mủ trôm nỡ hết.

Bước 2: Cho 2kg đường phèn vào nồi nấu với 2 lít nước, nấu đến khi đường phèn tan hết thành nước rồi dùng rây lọc sạch lại nước đường phèn, sau đó để nguội, tùy vào công thức riêng của người bán có thể tăng hoạc giảm lượng đường cho phù hợp.

Bước 3: Nếu chọn hương dứa thì chúng ta mang 500g lá dứa rửa thiệt sạch từng lá dứa sau đó mang đi nấu với 2 lít nước, sôi tầm 10- 15 phút rồi lọc nước để nguội, tùy vào công thức riêng của người bán mà ta có thể cho nhiều dứa hơn để mùi thơm đậm hơn.

Bước 4: Sau khi mủ trôm nở ra hết đầy khay chứa chúng ta kiểm tra và làm sạch nước mủ trôm nếu phát hiện còn tạp chất vỏ cây trong khay bằng cách dùng thìa tay cầm dài từ từ vớt bỏ ra một cách khá dễ dang, sau đó chúng ta bắt đầu cho nước đường và nước hương dứa vào khay chứa mủ trôm, lưu ý là vừa cho vừa khoáy thật nhanh, thật đều vì nếu để yên hoặc ít khoáy thì phần mủ trôm tiếp xúc nước đường trước sẽ nhanh chóng hút nước đường vào gây ra tình trạng chỗ nhạt chỗ quá ngọt, sau khi cho nước đường và nước hương vào mà cảm thấy mủ trôm vẫn còn rất đặc, thì chúng ta có thể cho thêm nước để có hỗn hộp nước mủ trôm cân đối nhất cho riêng mình.

Bước 5: Sau khi pha trộn chúng ta bắt đầu đóng chai ( thường dùng chai 330ml), dùng phểu kê vào miệng chai rồi dùng gáo múc hổn hộp nước mủ trôm cho vào chai sau đó đóng chặt nút, rồi mang sang khâu đóng ngày tháng sử dụng, làm xong là chúng ta phải bảo quản lạnh ngay lập tức bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ướp nước đá nhiệt độ 1 độ C là tốt nhất, thời gian sử dụng nếu bảo quản tốt sẽ lên đến 15 ngày. Nếu muốn tăng thời gian sử dụng của nước mủ trôm chúng ta có thể dùng thùng đá lớn cho khay đựng nước mủ trôm 20 lít vào ngâm mủ trôm trong 4 – 5 tiếng luôn trong thùng đá ở chế độ lạnh thì thời gian sử dụng sẽ được lâu hơn.


* Lưu ý: tất cả các khâu khi làm đều phải dùng đến bao tây, trùm đầu, khẩu trang y tế để đảm bảo an toàn vệ sinh 1 cách tuyệt đối, chọn nơi gia công khô ráo thoáng mát hợp vệ sinh
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên