raovatcovy2020

Tiểu thương mới
Tham gia
12 Tháng năm 2020
Bài viết
5
Điểm tương tác
0
Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn được một đơn vị thiết kế kiến trúc giỏi, một đơn vị thi công tốt thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của đơn vị tư vấn giám sát.

Dịch vụ tư vấn giám sát nhằm đảm bảo chất lượng thi công công trình đúng hồ sơ thiết kế, đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Hỗ trợ thiết kế, xử lý, phát hiện sai sót kỹ thuật, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng thông qua việc giám sát liên tục và chuyên nghiệp.

Nội dung chính của TVGS bao gồm

– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo qui định của pháp luật;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về các hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình đề xuất .
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất ượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình;
– Thiết lập hệ thống và các yêu cầu cho việc báo cáo và nghiệm thu( trong giai đoạn sau đấu thầu) cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ ;
– Giám sát và báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ xây dựng tại các thời điểm hoàn thành các công tác thi công được tiến hành đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí thực hiện và tiến độ quản lý chất lượng.
– Giám sát và báo cáo các tác động của tất cả các phát sinh, sự chậm trễ đối với các thỏa thuận về tiến độ. Tiếp nhận và xem xet trình nộp các yêu cầu thanh toán của Nhà thầu đề xuất lên Chủ đầu tư.
– Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong việc trình nộp tất cả các chỉ dẫn và hướng dẫn bảo trì, vận hành, chứng chỉ thí nghiệm, bảo hành, bảo đảm, bản vẽ hoàn công và sơ đồ lắp đặt.
– Nghiệm thu các công tác đã hoàn thành trong việc tuân thủ theo Hồ sơ hợp đồng và bản vẽ trước khi phát hành chứng chỉ nghiệm thu.
– Nghiệm thu các công tác cần sửa chữa trong quá trình hoàn chỉnh và cuối quá trình hoàn chỉnh , phối hợp cùng các nhà thầu tư vấn trước khi phát hành chứng chỉ hoàn thành.
– Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong giai đoạn vận hành và thử nghiệm, xắp xếp bàn giao cho Chủ đầu tư sau khi hoàn tất công tác thử nghiệm vận hành và triển khai toàn bộ các công tác liên quan.
– Thực hiện cho Chủ đầu tư việc tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị của Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu , biện pháp thi công, vấn đề an toàn và vệ sinh công trường. Kiểm tra trình độ tay nghề, hiệu quả chi phí thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, dàn xếp tranh chấp đối với các hợp đồng liên quan.
– Phối hợp với các nhà thầu tư vấn khác do Chủ đầu tư chỉ định cho dự án.
– Giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công một cách tổng thể dựa theo bản vẽ, hợp đông, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện khác được thể hiện trong các hồ sơ liên quan.
– Tham dự các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp phối hợp cần thiết cùng nhà thầu hoặc thầu phụ trong suốt quá trình thi công.
– Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp ( Bản vẽ triển khai, bản vẽ biện pháp thi công, mẫu vật liệu, báo cáo thí nghiệm, do các nhà thầu hoặc thầu phụ đệ trình.
– Phát hành chỉ dẫn của nhà quản lý giám sát thi công cho việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa so với hợp đồng gốc, bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào có sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
– Cung cấp cho Chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên hàng tuần.
– Giám sát, quản lý tất cả nhân viên thuộc quyền của mình.
– Kiểm tra và xác nhận tất cả các bản vẽ hoàn công của các Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ trình nộp sau khi hoàn tất hợp đồng.
– Cung cấp các danh sách chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác nghiệm thu bàn giao.
– Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên Chủ đầu tư sau khi thỏa mãn với các công tác nghiệm thu hoàn thành, các công tác còn tồn đọng và danh sách các công tác cần thiết phải sửa chữa.
– Thực hiện các trách nhiệm khác theo như hợp đồng đã lập với Chủ đầu tư.

SONG NAM là công ty xây dựng uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ như : Tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam - Hotline : 0769861168
Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM - Tel: + (84.28) 3848 4995
Email: songnam09@gmail.com hoặc ngqduan@gmail.com
Web: songnam.net
 
Tránh Kiêng Kỵ Cách Đặt Nhà Vệ Sinh Sai Hướng Sẽ Làm Tài Lộc Sức Khỏe Tiêu Biến

Cũng giống như bếp, hay phòng ngủ, nhà vệ sinh nếu đặt đúng có thể mang lại tiền tài cho gia chủ nhưng nếu đặt sai rất dễ mang họa.

Đặt ở hướng Tây Nam, Đông Bắc hoặc Nam

Theo nguyên tắc phong thủy “tọa hung hướng cát”, nhà vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt. Nhà vệ sinh là nơi thủy khí rất nặng, nếu đặt ở hai phương vị thổ khí đương vượng là Tây Nam hoặc Đông Bắc sẽ sinh ra “Thổ khắc Thủy”, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, nhà vệ sinh cũng không nên đặt ở phía Nam vì hướng này có hỏa khí nặng, sẽ xung khắc với nhà vệ sinh thủy khí nặng.

Đặt ở trung tâm ngôi nhà

Khu vực trung tâm của ngôi nhà được ví như lá phổi cung cấp sinh khí cho toàn bộ căn nhà cũng như gia chủ. Nếu bố trí phòng vệ sinh ở đây sẽ sinh ra nhiều uế khí, nặng âm khí từ đó sẽ tác động một cách tiêu cực tới đời sống, sức khỏe. Thậm chí khiến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình luôn căng thẳng, dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có.

Đặt đối diện với cửa chính

Cửa chính là nơi đón nhận vượng khí từ bên ngoài vào trong ngôi nhà. Cửa phòng vệ sinh được đặt đối diện với cửa chính sẽ cản trở các luồng sinh khí tài lộc vào trong nhà. Ngoài ra, điều này còn tác động xấu đến tâm lý của các thành viên trong gia đình, khiến cuộc sống đôi lúc gặp chuyện bế tắc không thể giải quyết, những mâu thuẫn tự nhiên cứ bộc phát một cách vô cớ.

Đặt gần khu bếp

Theo phong thủy nhà ở, nhà vệ sinh tượng trưng cho Thủy khí, trong khi đó, nhà bếp lại là Hỏa khí, vì vậy theo thuyết ngũ hành thì Thủy và Hỏa khắc nhau nên hai thứ này không bao giờ để gần nhau. Ngoài ra, nhà vệ sinh có nhiều uế khí để gần nhà bếp sẽ ám vào thức ăn, từ đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của gia chủ, thậm chí là khiến cho gia đình hao tài tốn của.

Đặt ở cuối hành lang

Đặt nhà vệ sinh ở cuối hành lang bị coi là đại hung tướng trong phong thủy. Nếu phạm phải sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người trong nhà, đặc biệt là người già và trẻ em có thể bị bệnh tật kéo dài.

Đặt nằm trên phòng ngủ

Nhà vệ sinh nếu nằm trên phòng ngủ sẽ là điều vô cùng nguy hại. Bởi hung khí sẽ tập trung trong chính căn phòng ngủ ấy gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Ngoài ra khi bố trí nhà vệ sinh gia chủ cũng cần lưu ý thêm một số điểm sau:

- Nên đặt vào vị trí bị che khuất.
- Nên đặt theo mệnh cung của chủ nhà.
- Không được đặt gần với bàn thờ.
- Nên lắp quạt thông gió để giữ cho không khí trong phòng luôn khô ráo
- Nên có cửa sổ thông gió trong nhà vệ sinh, giữ cho không khí được lưu thông.
- Nên đặt cây cảnh hoặc hương liệu thiên nhiên.
- Nền của phòng vệ sinh không nên cao hơn nền của các phòng khác.
 
Văn phòng làm việc là nơi truyền cảm hứng sáng tạo, là nơi tạo ra những ý tưởng, những sáng kiến độc đáo. Bên cạnh đó thiết kế văn phòng công sở còn quyết định rất nhiều đến sự thành công và phát triển của các quý doanh nghiệp.

Vì vậy thiết kế văn phòng làm việc thật khoa học, sáng tạo là điều cần thiết – nhất là trong xã hội bận rộn ngày nay.

Hiện nay không ít các doanh nghiệp quan tâm tới việc phong thủy hay làm đẹp văn phòng, trụ sở làm việc để mang lại sự thiện cảm của các đối tác trong lần đầu gặp gỡ.

Sau đây là những tư vấn thiết kế cơ bản giúp bạn có văn phòng làm việc hoàn hảo. Bạn cùng SONG NAM tham khảo nhé.
1414637473agribank-300x179.jpg


Tư vấn thiết kế văn phòng giao dịch ngân hàng AGRIBANK
1. Yêu cầu thẩm mỹ khi thiết kế văn phòng

Thiết kế nội thất không chỉ là việc mua sắm những món đồ nội thất đắt tiền và bài trí chúng không theo một nguyên tắc nào. Thực tế là phải dựa vào rất nhiều yếu tố để quyết định nội thất như thế nào là hợp lý, khoa học cho một văn phòng làm việc hiệu quả, đảm bảo được các tiêu chí đẹp – tiện nghi – thuận lợi.

Yêu cầu thẩm mỹ cho một văn phòng hoàn toàn khác với một thiết kế chung cư, nhà ở, bởi không gian văn phòng yêu cầu sự nghiêm túc và mang tính chuyên nghiệp cao. Làm sao để có sự hài hòa về màu sắc, đồ dùng trang trí và các thiết bị điện tử, văn phòng phẩm là điều rất quan trọng, vừa khoa học hợp lý, vừa dựa trên chuyên môn chính, lĩnh vực hoạt động của công ty.

Màu sắc chủ đạo trong thiết kế văn phòng thường là màu của logo để thể hiện được đặc trưng ngành nghề và thương hiệu. Các màu trang trí thì phải tương đồng với màu chủ đạo để tạo cảm giác hài hòa, dễ chịu. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng tính chất hoạt động của văn phòng mà chọn màu sắc cho phù hợp. Chẳng hạn phòng yêu cầu sự yên tĩnh thì nên chọn màu nhẹ, còn các màu nổi bật, ********** sự sáng tạo và hưng phấn thì được dùng cho các phòng thiết kế, trưng bày sản phẩm,…

Bên cạnh đó, trong văn phòng cũng nên sử dụng tranh ảnh, cây xanh, tượng đá, bình pha lê… để góp phần tạo sự cuốn hút, bớt đơn điệu, nhàm chán, đồng thời mang lại một ý nghĩa phong thủy nào đó cho văn phòng.

2. Yêu cầu công năng trong thiết kế văn phòng

Một văn phòng phát huy được công năng hiệu quả là khi cung cấp lượng ánh sáng, cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo đầy đủ. Do đó, trong thiết kế văn phòng, phải lưu ý các hướng cửa sổ nhận được ánh sáng tự nhiên nhiều nhất để đảm bảo sự thông thoáng. Ngoài ra, trong văn phòng nên sử dụng loại đèn có ánh sáng trắng như đèn tuýp, dow light…và thường sử dụng chiếu sáng gián tiếp nhiều hơn để không gây lóa mắt khi làm việc.

Việc phân chia không gian cũng rất quan trọng để phù hợp với giao thông đi lại cũng như chức năng từng phòng. Theo đó, phòng tiếp khách nên chọn ở vị trí gần cửa chính, phòng dành cho nhân viên thường sắp xếp theo modul tiết kiệm không gian và thuận tiện cho việc trao đổi thông tin khi làm việc. Đối với phòng lãnh đạo thì nên được thiết kế cầu kỳ hơn, sử dụng màu sắc và đồ nội thất sang trọng để thể hiện phong cách, chức vụ và địa vị.
 
Hiểu rõ về tư vấn giám sát xây dựng
Tư vấn giám sát xây dựng là một đơn vị không thể thiếu nếu muốn có một công trình chất lượng tốt, theo dõi quá trình xây dựng, đảm bảo các hạng mục được thi công theo thỏa thuận hợp đồng và đúng kỹ thuật. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư không nắm rõ về chuyên môn thì bộ phận tư vấn giám sát sẽ giúp giải quyết những nỗi lo về chất lượng công trình.

Đây là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn các công việc liên quan đến theo dõi quá trình thi công công trình, bao gồm giám sát, lắp đặt thiết bị đối với công trình mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, phá dỡ, bảo hành và bảo trì. Công việc này diễn ra xuyên suốt quá trình thi công công trình để luôn đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Sử dụng dịch vụ này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí về công sức, thời gian và tiền bạc.

Người đảm nhận công việc này phải có năng lực giỏi, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm… thì mới đảm bảo được chất lượng công trình tốt. Vì vậy để trở thành một tư vấn giám sát ngoài việc phải là kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong công việc.

Vai trò của người giám sát xây dựng
– Đảm bảo việc thi công công trình được thực hiện đúng với thiết kế.
– Phát hiện, xử lý các vấn đề mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.
– Hỗ trợ Chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót trong quá trình thi công.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhà phố hiện nay thường có kích thước nhỏ, đa phần chỉ có một mặt tiền và diện tích không lớn. Do đó, thiết kế thi công xây dựng nhà phố nhìn chung phải làm nhiều tầng để thỏa mãn được nhu cầu lớn về không gian sinh hoạt trong khi bị giới hạn về diện tích.


1. Thiết kế thi công nhà phố 1 tầng

Mẫu thiết kế nhà phố 1 tầng luôn là sự lựa chọn được ưa thích của các chủ đầu tư, đặc biệt là các gia đình trẻ. Các yếu tố tự nhiên như cây **, sân vườn, và không gian thoáng đãng được tích hợp để tạo nên một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên. Mỗi đường nét kiến trúc, từ cửa chính đến cửa sổ, đều được thiết kế với sự tinh tế và chăm chỉ, tạo nên một không gian sống độc đáo và đầy tính cá nhân.

Xu hướng thiết kế thi công xây dựng nhà phố hiện nay


Thiet-ke-nha-pho-937x1024.jpg


2. Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 2 tầng

Mẫu thiết kế nhà phố 2 tầng là một biểu tượng của sự tinh tế và sáng tạo trong lĩnh vực kiến trúc. Những ngôi nhà phố này thường đã tạo nên không gian sống đẳng cấp cho gia đình các chủ đầu tư.

Các mẫu nhà phố 2 tầng thường sẽ không rập khuôn mà có thể thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện xung quanh và sở thích của chủ đầu tư. Sẽ thật tuyệt vời nếu như có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và cổ xưa. Đã có rất nhiều mẫu thiết kế kiến trúc nhà phố vô cùng đẹp mắt được ra đời nhờ vào sự sáng tạo của kiến trúc sư.

thiet-ke-xay-dung-nha-pho-hien-dai-1.jpg


3. Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 3 tầng

Các thiết kế kiến trúc thi công xây dựng nhà phố 3 tầng đã đươc nhiều chủ nhà ưu tiên khi xây dựng một căn nhà ấm cúng và tiện nghi. Với nhiều chức năng khác nhau, mẫu thiết kế này mang lại sự linh hoạt cho gia đình, đồng thời tạo ra không gian đa dạng để phục vụ nhu cầu sống và làm việc của cả gia đình chủ đầu tư.

Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 3 tầng


4. Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 4 tầng

Thiết kế nhà phố 4 tầng được kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và sự linh hoạt trong bố trí không gian để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gia đình.

Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 4 tầng


Các tầng được thiết kế với sự sắp xếp hợp lý, tận dụng mỗi mét vuông để tạo ra không gian sống thoải mái và linh hoạt. Tầng trệt thường là không gian chung mở, kết hợp giữa phòng khách, bếp và phòng ăn, tạo nên sự giao thoa thoải mái và gần gũi. Tầng lửng được sử dụng để làm phòng làm việc hoặc phòng giải trí gia đình.

5. Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 5 tầng

Với những ngôi nhà phố 5 tầng, các kiến trúc sư sẽ đưa ra những giải pháp sáng tạo để tạo ra không gian sống đẳng cấp và tiện ích. Sự đa dạng trong bố trí không gian và chức năng là chìa khóa quan trọng để đáp ứng đồng thời cả nhu cầu của chủ đầu tư.

Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 5 tầng


Tầng thượng được thiết kế rộng lớn tạo nên không gian gặp gỡ và giải trí. Các tầng đều được thiết kế để tối ưu hóa ánh sáng và gió tự nhiên, cùng với không gian phòng ngủ và phòng sinh hoạt gia đình.
 

Bình luận bằng Facebook

Bài mới nhất

Bên trên