TOÀN QUỐC Quy trình xây dựng chiến lược content marketing chuyển đổi cao

Elio Hoang

Tiểu thương mới
Tham gia
15 Tháng ba 2024
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Content marketing là một phần cốt lõi của mọi chiến dịch marketing, với các hoạt động như viết blog, tạo podcast, đăng bài trên mạng xã hội, và thiết kế infographic. Để đạt hiệu quả, việc này đòi hỏi một chiến lược rõ ràng với mục tiêu định trước. Không có chiến lược, nỗ lực content marketing có thể không mang lại kết quả mong đợi. Đó là lý do việc xây dựng chiến lược content marketing là bước đầu tiên quan trọng trước khi bắt đầu lập kế hoạch và triển khai nội dung.
1712289863178.png

Chiến lược content marketing là gì?​

Khi nói đến marketing, nếu không có chiến lược, thành công hay thất bại chỉ là do may rủi và có thể mọi nỗ lực của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.
Khác với chiến lược nội dung, chiến lược content marketing chỉ tập trung vào lĩnh vực hẹp của nội dung marketing.
Vậy rốt cuộc, nó là gì?
Về cốt lõi, chiến lược content marketing là “lý do tại sao”. Tại sao bạn lại tạo ra nội dung, bạn đang muốn giúp ai và cách bạn làm điều đó khi không ai khác có thể.
Có thể nói, chiến lược content marketing là giao thoa giữa chiến lược nội dung và content marketing.
Chiến lược content marketing đề cập đến tầm nhìn, mục tiêu, nghiên cứu khán giả, giọng nói và phong cách, ý tưởng, quản trị bên ngoài. Cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới:
Tầm nhìn: Tầm nhìn nội dung là lý do tại sao, tại sao bạn tạo nội dung? Nói cách khác, đó là về mục đích của bạn.
Mục tiêu: Mục tiêu của chiến lược content marketing là cải thiện nhận thức về thương hiệu, xây dựng khán giả và thúc đẩy hành động có lợi.
Nghiên cứu khán giả: Bạn đang tạo nội dung cho ai và họ sẽ được lợi như thế nào?
Giọng nói và phong cách: Giọng nói phản ánh tính cách thương hiệu của bạn, giúp bạn kết nối với khán giả và khiến bạn khác biệt với những người còn lại. Làm cho giọng điệu thương hiệu của bạn trở nên đặc biệt và đáng nhớ.
Quản trị bên ngoài: Quản trị nội dung nhằm mục đích thiết lập trách nhiệm giải trình, kiểm tra các cam kết về nội dung, quản lý rủi ro và thiết lập quyền. Đối với chiến lược content marketing, nó chỉ quản trị bên ngoài (nghĩa là nó kiểm soát các nội dung được tạo nhằm mục đích marketing, hướng tới khách hàng).
Chiến lược nội dung đặt nền tảng cho những gì bạn cần đưa vào kế hoạch nội dung của mình, sau đó là sản xuất nội dung. Vì vậy, bạn cần có chiến lược content marketing trước khi lập kế hoạch nội dung.

Tại sao bạn cần một chiến lược content marketing?​

Tại Việt Nam, tôi nghĩ rằng việc xây dựng chiến lược content marketing là thứ mà hầu hết mọi người sẽ không quan tâm.
Vào một số thời điểm sự quan tâm về “chiến lược nội dung” được đẩy lên cao trào nhưng khác với “content marketing”, có vẻ đó không phải là sự quan tâm theo lũy tiến.
5 lý do bạn cần một chiến lược content marketing là gì?

Tăng hiệu suất tạo nội dung: Khi bạn biết mục tiêu và mục đích, bạn sẽ dễ dàng nghĩ ra ý tưởng, chủ đề và nguồn cảm hứng.
Cải thiện tính nhất quán: Chiến lược nội dung giúp cải thiện tính nhất quán của bạn trong việc tạo nội dung và phân phối.
Nhắm đối tượng mục tiêu tốt hơn: Chiến lược nội dung có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khán giả của mình và tạo ra nội dung phù hợp với nhu cầu hoặc “nỗi đau” của họ.
Cải thiện thương hiệu: Chiến lược nội dung cho bạn định hướng để chọn phong cách, giọng điệu và cách tiếp cận tổng thể để thiết lập bản sắc thương hiệu mạnh mẽ.
Tiết kiệm thời gian và công sức: Content marketing có thể tốn nhiều thời gian nếu bạn sử dụng phương pháp thử và sai. Chiến lược cho bạn biết rõ những gì cần làm để giảm thời gian và công sức vô nghĩa.

7 bước xây dựng chiến lược content marketing​

Trên thực tế, bạn sẽ không tìm thấy bất cứ khuôn mẫu nào về xây dựng chiến lược content marketing để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.
Mỗi một khuôn mẫu sẽ là duy nhất cho doanh nghiệp tạo ra nó.
Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng 7 bước sau đây bởi chúng là những thành phần chính của một chiến lược:

1712289901076.png

Bước 1: Xác định mục tiêu của bạn​

Chiến lược nội dung bắt đầu với việc xác định những gì bạn muốn đạt được. Nếu không, làm thế nào bạn biết được mình sẽ thành công hay thất bại?
Một doanh nghiệp cần tập trung vào doanh thu và tối ưu chi phí để tăng lợi nhuận. Hãy bắt đầu suy nghĩ về cách chiến lược nội dung của bạn đóng vai trò như thế nào trong đó.
Thông thường với tiếp thị nội dung, mục tiêu cuối cùng đó là đăng ký email hoặc đăng ký dùng thử miễn phí.
Bên cạnh đó, một số mục tiêu khác mà chiến lược nội dung của bạn có thể giải quyết bao gồm:
Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Hỗ trợ khách hàng
Xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Các mục tiêu có thể thay đổi theo thời gian, dựa trên giai đoạn phát triển hoặc nhu cầu của doanh nghiệp.
Vì vậy, bạn cần xem lại các mục tiêu của chiến lược nội dung marketing mỗi khi lập kế hoạch định kỳ để giữ cho nó luôn phù hợp.

Bước 2: Chỉ số bạn sẽ dùng để đo lường hiệu quả​

Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là làm cho chúng cụ thể và có thể đo lường được.
Điều đó có nghĩa là bạn cần thiết lập các chỉ số hiệu suất chính (KPI) cho chiến lược tiếp thị nội dung, dựa trên mục tiêu của bạn.

Bước 3: Xác định đối tượng mục tiêu của bạn​

Biết khán giả của bạn là yếu tố quan trọng để có một chiến lược content marketing thành công.
Xác định đối tượng mục tiêu không dễ dàng như bạn nghĩ, bạn sẽ cần trao đổi với đồng nghiệp, nghiên cứu, khảo sát và thu thập từng chút thông tin chi tiết để hiểu khán giả của mình.

Bước 4: Kiểm tra đối thủ cạnh tranh của bạn​

1712289927496.png

Dù bạn đang ở bất cứ lĩnh vực nào, bạn không bao giờ đơn độc. Luôn có những đối thủ cạnh tranh xung quanh bạn, dù trực tiếp hay gián tiếp.
Việc xem xét đối thủ chắc chắn không nhằm sao chép hoặc ăn cắp nội dung của họ.
Bằng cách nhìn vào những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm và theo dõi họ một thời gian, bạn sẽ biết được điều gì dường như đang hoạt động.
Làm thế nào để biết đối thủ cạnh trạnh của bạn là ai?
Cách 1: Truy cập vào Google Search Console của bạn để xem các truy vấn nhận được nhiều phản hồi tích cực (vị trí, lượt nhấp,…).
Sau đó, bạn kiểm tra trên Google Tìm **** với mỗi truy vấn để biết ai là đối thủ của bạn và xem những gì họ đã làm.
Cách 2: Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như KWFinder để kiểm tra những ai đang cạnh tranh với bạn.
Bạn cũng sẽ biết đối thủ của bạn đang có những từ khóa nào được xếp hạng cao trên công cụ tìm ****:

Bước 5: Chiến thuật bạn sẽ áp dụng​

Các yếu tố chiến thuật bạn cần đưa vào kế hoạch chiến lược bao gồm (nhưng không giới hạn):
Phân khúc khán giả (đối tượng mục tiêu).
Nghiên cứu từ khóa.
Nội dung viết, bao gồm các trang chính. Tham khảo kỹ thuật Skyscraper của Backlinko.
Sắp xếp các nội dung có liên quan theo mô hình Topic Clusters (cụm chủ đề).
Kiểm tra nội dung cũ và cập nhật.
Quyết định các định dạng nội dung khác bạn muốn sản xuất (dựa trên thông tin bạn tìm hiểu khán giả ở Bước 3).
Lời kêu gọi hành động cụ thể ở mỗi nội dung (dựa trên mục tiêu, KPI của bạn ở Bước 1 và Bước 2).
Chọn thời điểm và kênh phân phối nội dung phù hợp (dựa trên thông tin bạn tìm hiểu khán giả ở Bước 3).
Tần suất xuất bản nội dung của bạn để đảm bảo hoàn thành mục tiêu.

Bước 6: Xác định và phân bổ nguồn lực​

Khi bạn đã liệt kê những chiến thuật sẽ thực hiện. Bước tiếp theo bạn cần phân bổ những nguồn lực chính, bao gồm ngân sách và nhân sự.
Bắt đầu bằng cách ước tính chi phí cho chiến lược của bạn. Bạn muốn nhóm nội bộ (in-house) làm những gì? Phần nào bạn có thể cần thuê ngoài?
Điều đó liên quan đến việc trả lời các câu hỏi như:
Bạn cần bao nhiêu ngân sách?
Không có con số cố định, tùy vào trường hợp của bạn.
Bạn sẽ tính toán số tiền đầu tư dựa trên mục tiêu và KPI mà bạn đặt ra, cân đối với số lượng nội dung cần tạo và số nhân sự tham gia.
Ai chịu trách nhiệm về kết quả?
Nếu bạn là người tạo nội dung duy nhất, bạn sẽ chịu trách nhiệm cho mọi thứ.
Nhưng nếu bạn có một nhóm nhỏ, hãy cấu trúc để mỗi người chịu trách nhiệm về một phần công việc và bạn là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
Ai là người tham gia sản xuất nội dung?
Nếu nhóm của bạn tự tạo, bạn sẽ cần người viết nội dung, nhà thiết kế đồ họa, người chỉnh sửa video… trong nhóm của mình.
Nếu bạn thuê bên ngoài, bạn có thể tìm đến các agencies (đại lý quảng cáo) hoặc freelancers (người làm nghề tự do).
Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần tạo một quy trình xử lý công việc để mọi người trong nhóm có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau.
1712289947859.png

Bước 7: Viết xuống kế hoạch chiến lược của bạn​

Tất cả những bước trên là quá trình bạn nghiên cứu và tìm hiểu để lắp ghép lại tạo thành một chiến lược nền tảng cho việc tạo nội dung.
Nhưng nếu bạn không viết chúng xuống giấy hoặc vào phần mềm trên máy tính (như Google Docs) thì thật khó để hình dung được bạn sẽ thực sự làm gì tiếp theo.
Theo nghiên cứu của Content Marketing Institute, các nhà tiếp thị ghi lại chiến lược của họ có nhiều khả năng hoàn thành các mục tiêu content marketing và thành công hơn.
Đôi khi chỉ mất một chút thời gian để viết ra 1-2 trang giấy nhưng sau cùng bạn hoàn thành mục tiêu. Khi nhìn lại, bạn sẽ thấy đó là một quyết định sáng suốt và tuyệt vời.

Để biến nội dung thành công cụ thúc đẩy thành công cho doanh nghiệp của bạn, một chiến lược content marketing chắc chắn là yếu tố không thể thiếu. Nó giúp định hình và hướng dẫn mọi nỗ lực sáng tạo nội dung của bạn, đảm bảo rằng mỗi bài đăng, podcast, hay infographic đều đi đúng hướng và góp phần vào mục tiêu chung. Hãy bắt đầu xây dựng chiến lược content marketing của bạn ngay hôm nay để tạo nên sự khác biệt thực sự và đạt được các kết quả mà bạn hằng mong đợi.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên