Phòng bệnh phân trắng ở tôm sú

hiepph

Tiểu thương mới
Tham gia
6 Tháng năm 2016
Bài viết
21
Điểm tương tác
0
Bệnh phân trắng ở tôm sú không phải là bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng, đầu vàng nhưng bệnh phân trắng hiện nay vẫn chưa có biện pháp cụ thể nào để điều trị bệnh. Bệnh lây lan nhanh thường gặp ở tôm 40 – 50 ngày tuổi trở lên hay xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao và nuôi mật độ dày

Cơ chế gây bệnh
tom-bi-phan-trang.jpg


Bệnh phân trắng ở tôm sú do vi khuẩn Vibrio tấn công hệ thống đường ruột, gan tụy làm tổn thương và làm giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này, dẫn đến tôm không hấp thụ được thức ăn, kèm theo đó lại bị tấn công bởi các ký sinh trùng khác nữa nên tôm bị yếu dần và chết đi

>>> Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng

Khi quan sát tôm sẽ thấy các tế bào trong ống gan tụy bị bong tróc, sau đó tập trung lại tại phần nối giữa gan tụy, dạ dày và ruột giữa trước khi bị đẩy ra ngoài.. Phân tích phân tôm cho thấy thành phân chủ yếu là lipid và có cả ấu trùng cũng như xác của Vermiform, một loại ký sinh trùng được xác là một trong những tác nhân gây ra bệnh phân trắng.

Triệu chứng biểu hiện bênh phân trắng trên tôm thẻ
  • Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang màu sậm hơn, phan tôm nổi lên mặt nước và tập trung nhiều ở cuối hướng gió, khi quan sát đường ruột tôm sẽ thấy trốn thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng.
  • Gan tụy chuyển màu lợt, mềm nhũn, ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng
  • Hệ thống đường ruột bị viêm nhiễm nặng không hấp thụ đựo thức ăn, xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió.
Phòng bệnh phân trắng trên tôm sú
Để phòng bệnh phân trắng trên tôm sú cần thực hiện như sau

  • Lựa chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm và bảo quản thức ăn tốt không nhiễm nấm mốc, độc tố. Cho tôm ăn thức ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi với lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa.
  • Trong quá trình nuôi nên bổ sung thường xuyên men tiêu hóa có lợi cho đường ruột tôm, bằng cách trộn men tiêu hóa với thức ăn cho tôm . Đồng thời bà con chăn nuôi nên bổ sung thêm các Vitanin C cho tôm ăn để trợ giúp cơ quan miễn dịch của tôm hoạt động hiệu quả, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh…
  • Tỷ lệ thả tôm giống phải phù hợp với mức độ đầu tư và trình độ nuôi, không nên thả dày. Đặc biệt trước khi thả tôm phải cải tạo chuẩn bị ao thật kỹ, đúng quy trình, ao nuôi tôm công nghiệp phải có đầy đủ trang thiết bị như máy quạt nước, máy sục khí ôxy đáy….
  • Có chế độ thay nước định kỳ, ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc và diệt khuẩn trong ao bằng các sản chê phẩm sinh học khoảng nửa tháng 1 lần để phòng tôm ăn phải tảo độc gây bệnh.
Nguồn: https://drtomvn.wordpress.com/2018/06/30/phuong-phap-phong-benh-phan-trang-o-tom-su/
 

Bình luận bằng Facebook

Bài mới nhất

Bên trên