ISO 17025:2017 và những khó khăn khi áp dụng tại Việt Nam

knacert123

Tiểu thương mới
Tham gia
22 Tháng sáu 2021
Bài viết
31
Điểm tương tác
0
Tháng 11/2017, phiên bản mới ISO 17025:2017 đã được ban hành thay thế cho phiên bản ISO 17025:2005. Các tổ chức công nhận quốc tế quyết định rằng tất cả các phòng thí nghiệp được công nhận cần phải tuân thủ các yêu cầu của ISO 17025:2017 chậm nhất là 3 năm sau ngày công bố, tức là trước ngày 1/12/2020. Tính từ ngày đó, việc công nhận ISO 17025:2005 sẽ hết hiệu lực.

Tại Việt Nam, sau thời gian thực hiện ciệc đánh giá công nhận phòng thí nghiệm tiêu chuẩn ISO 17025 theo phiên bản mới, Văn phòng công nhận chất lượng (BoA) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã gặp phải một số vướng mắc. Tuy nhiên BoA đã kịp thời khắc phục các khí khăn này và tiếp tục nỗ lực hỗ trợ các phòng thí nghiệm công nhận theo phiên bản mới này.

Ngày 27/9/2019, BoA đã tôt chức Hội nghị Công tác công nhận năm 2019 tại Đà Nẵng. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm trao đỏi, thảo luận về công tác công nhận phòng thí nghiệm, phòng xét nghiệm y tế, tổ chức giám định, tôt chức chứng nhận. Hội nghị là cơ hội để các tổ chức chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng và quản lý, cung cấp các dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Trần Thị Thu Hà – Phó giám đốc BoA bày tỏ: ISO 17025 là tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các yêu cầu để các phòng thí nghiệm xây dựng hệ thống quản lý và là chuẩn mực để công nhận phòng thí nghiệm. Tiêu chuẩn này ra đời từ năm 1990 và ISO 17025:2017 là phiên bản mới nhất hiện nay. Việt Nam cũng đã ban hành TCVN ISO 17025:2017 với nội dung tương đương với tiêu chuẩn ISO 17025:2017.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, ông Trần Cao Sơn – Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh thực phẩm Quốc gia – cho biết: Chứng nhận ISO 17025 là “hộ chiếu” để các phòng thí nghiệm được công nhận quốc tế. Để duy trì và cải thiện ISO 17025 thì mẫu đại diện, phương pháp thử phải phù hợp, nhân viên phải thành thạo, thiết bị phải đảm bảo, truy xuất được nguồn gốc và xây dựng hệ thống quản lý tốt. Trong đó, cần chú ý tới các dụng cụ thí nghiệm phải sạch sẽ, dụng cụ pha chế phải tách biệt với dụng cụ xử lý mẫu để tránh nhiễm chéo từ mẫu này sang mẫu kia. Đồng thời phải có mẫu trắng để kiểm soát sự nhiễm bẩn khi chiết xuất và phân tích.

Ngoài ra, việc quản lý ISO 17025 theo tiêu chuẩn ISO 17025 còn tồn tại một số bất cập như: lúng túng do áp dụng nhiều hệ thống quản lý, các chương trình thử nghiệm và so sánh liên phòng chưa đo dạng và không được ứng dụng thường xuyên, lãnh đạo cơ sở chưa quan tâm đến việc áp dụng hệ thống quản lý phòng thí nghiệm theo tiêu chuản ISO 17025, đội ngũ cán bộ công nhân viên đưa được huấn luyện đầy đủ về hệ thống và chưa thực sự tuân thủ theo các yêu cầu của ISO 17025,…

Bên cạnh đó, Hội Nghĩ cũng thảo luận một số vấn đề khác như hoạt động đánh giá sự phù hợp, quản lý hệ thống thông tin phòng xét nghiệm y tế, các điểm khác biệt trong phiên bản mới ISO 17025:2017….

Để được hỗ trợ thêm, các phòng thí nghiệm cũng có thể tìm tới các công ty tư vấn ISO 17025 như KNA Cert để được giải đáp thắc mắc.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên