Văn hoá giao tiếp qua điện thoại

QuangSon

Tiểu thương tích cực
Tham gia
14 Tháng bảy 2007
Bài viết
223
Điểm tương tác
0
Văn hoá giao tiếp qua điện thoại

1236911790171_nghe-dien-thoai-12309.jpg

Ứng xử giao tiếp qua điện thoại là một nét văn hoá không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày cũng như định hình nhân cách của chúng ta. Khi nói chuyện qua điện thoại, nếu bạn luôn mỉm cười, đối tác tiếp chuyện bên kia đầu dây có thể cảm nhận được đấy.


Khi chuông reo, thay vì giật giọng hỏi: "Ai đấy? Hỏi gì đấy? Ở đâu đấy?"..., bạn nên nhẹ nhàng đơn giản là: "Alô, tôi xin nghe", bạn sẽ chiếm được thiện cảm của đối tác ngay từ giây phút đầu của cuộc đàm thoại.

Khi chủ động cuộc gọi, tốt nhất nên xưng danh họ và tên và đề nghị được gặp ai. Xưng danh họ và tên rất quan trọng vì làm cho người nhận thông tin xác định được ngay bạn là ai. "Tôi là Nguyễn Văn A, xin phép được gặp bà Phạm Thị B...", bên kia đầu dây sẽ có thiện cảm với bạn và sẽ thoả mãn yêu cầu nhã nhặn của bạn.

Các cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp... cũng nên ghi nhận câu tục ngữ: "Người nghe là người gặt hái/ Người nói là người gieo trồng", tạo được nguồn cung cấp thông tin của xã hội đến đơn vị của mình một cách thoải mái, tôn trọng lẫn nhau, chắc rằng không mất mát gì, mà chỉ có thu hoạch gặt hái được mà thôi.

Thông tin không có gì cấp bách, nên tránh chủ động trao đổi qua điện thoại trước 9h sáng và sau 9h tối, cũng như từ 12h trưa đến 2h chiều, trao đổi xong, có lời chào tạm biệt và nên để cho đối tác cúp máy trước.

(Lao Động)
Giao Tiếp Qua Điện Thoại: Chuyện Nhỏ Nhưng… Hay Quên! Theo khảo sát của thì đến gần 90% người sử dụng điện thoại quên “màn” chào, hỏi, xin lỗi, cám ơn... mà thường là “ai đấy”, “có việc gì”, “gặp ai”...

Theo tạp chí New York Times, có trên 80% các công ty, doanh nghiệp thương mại ở Mỹ đều khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp điện thoại.

Đã đến lúc mọi người phải có ý thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp điện thoại; các doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa giao tiếp điện thoại - trong đó trang bị các kỹ năng đàm phán, thuyết phục, xử lý tình huống trong giao tiếp điện thoại với khách hàng để những khách hàng khó tính nhất cũng phải hài lòng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.

Các chuyên gia đề nghị khi giao tiếp qua điện thoại, bạn nên bắt đầu với câu: “Công ty... (hoặc tên người) xin nghe. Xin lỗi, ông (bà) muốn gặp ai ạ?” và câu kết thúc: “Xin cám ơn. Chúc ông (bà) khỏe. Hẹn gặp lại”. Chuyện đơn giản này nhưng không phải ai cũng làm được!

st
Sẽ là sai lầm khi bạn coi thường thái độ lúc giao tiếp qua điện thoại Chà chà....Nếu như không đọc chủ đề này thì mình cũng wên béng đi mất....Đúng là hầu hêt mọi người hiện nay đều nói chuyện điện thoại "rất vô duyên", không chào hỏi gì cả!!...Mà hình như đây trở thành nếp văn hoá quen thuộc ở Việt Nam nói chung và mọi người nói riêng rồi...Sửa lại rất khó khăn...

Nhiều khi tiếp điện thoại hoặc khi chào để kết thúc, nhiều người vẫn muốn chào hỏi lắm chứ, muốn hỏi thăm này nọ.....Nhưng cuối cùng nhìn lại xung quanh mình chẳng ai lam như vậy hết.....Và từ đó họ có cảm giác rằng là:" HÌNH NHƯ MÌNH LÀM NHƯ VẬY LÀ HƠI KỲ"......Nên họ quyết định là lần sau không làm nữa......Nhưng họ không biết rẳng chính cái "KỲ KỲ" của họ lại tạo nên sự khác biệt với đại bộ phận đa số người còn lại và từ đó tạo được sự gần gũi và cảm mến từ đầu dây bên kia....

Nói chung đây là nghệ thật giao tiếp, ai biết tranh thủ cảm tình của người khác thì người đó thắng thôi......Nhất là làm việc trong mảng dich vụ tổng đài hay dùng nhiều đến điện thoại, nếu như ngay từ câu chào hỏi đầu tiên của nhân viên trực điện thoại làm cho khách hàng cảm thấy gần gũi, thân thiện thì bảo đảm sau này người ta sẽ tỉm đến mình nữa thôi (không biết các bạn ra sau, chứ đây là kinh nghiệm bản thân mình).

Đơn cử như trường hợp mình mua TIVI cũa hãng SAMSUNG hồi tết này....Bộ phận bán hàng, khuyến mãi làm việc rất tốt. Nhưng khi Tivi mình bị trục trặc, mình gọi ĐT đến trung tâm bảo hành thì được đối đáp lại bằng giọng nói rất hằn hộc...Cứ như là không cò họ minh không được sửa TIVI vậy.....Từ đó về sau mỗi khi nhắc đến hiệu SAMSUNG la mình cảm thấy nó làm sao ấy !!!???...Mặc dù các bộ phận khác làm tốt nhưng phải chăng đây là điển hình CỦA HÌNH ẢNH "CON SÂU LÀM SẦU NỒI CANH". Mình biết đây chỉ là rường hợp cá biệt, nhưng ở đây có gì đó rất là khắc nghiệt, chỉ cần trong lòng khách hàng ko hài lòng 1 tí là hình ảnh công ty đó sụp đổ trong họ liền.....(vấn đề này các bạn nghĩ sao?). Đây chỉ là 1 ví dụ nhỏ thôi, mình tin là trong số các bạn cũng gặp không ít trường hợp như vậy, lúc đó hình ảnh công ty sẽ tốt hơn hay là xấu hơn trong suy nghĩ của ban????,

Do đó theo như ý kiến của bạn thì việc tập huấn cho nhân viên học cách giao tiếp qua ĐT rất là hay.....Theo mình đó sẽ là xu thế trong tương lai mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải làm....Thậm chí mình nghĩ nó rất cần thiết mà tạo sao trong các trường ĐH ỏ Việt Nam không dạy???.......

Các bạn hãy đưa ý kiến của mình lên cho mọi người cùng biết nhé. Thảo luận cùng nhau cũng học được nhiều cái hay lắm chứ.....Mình sẽ trao đổi tiếp về vấn đề còn gây nhiều bức xúc này

Cám ơn các bạn đọc bài của minh, xin cám ơn
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên