VŨNG TÀU Bán giày đá bóng Adidas Predator Absolado Instinct TF

1. Phong cách chơi của bạn?
Xác định cho mình vị trí, phong cách, lối chơi sẽ giúp bạn chọn cho mình 1 đôi giày phù hợp nhất. Nếu bạn đầu tư tốt vào một vị trí nào đó, nó sẽ giúp bản cải thiện kỹ năng một cách tốt nhất.
+ Thủ môn: bạn sẽ cần nhiều về độ bám để có thể di chuyển nhiều và linh hoạt trong một không gian hẹp. Bên cạnh đó có thể thêm một vài yếu tố hỗ trợ lực sút cũng như chuyền ngắn.
+ Hậu vệ: Vì bạn cần tắc bóng, va chạm nhiều và thi đấu “rát” nên một đôi giày bảo vệ tốt sẽ tạo cho bạn sự yên tâm. Điều bạn cần nhiều nhất sẽ là sự bảo vệ.
+ Tiền vệ: bạn sẽ cần một đôi giày thật thoải mái và kiểm soát bóng tốt. Vì tiền vệ cần chạy lên chạy về nhiều trên sân nên độ thoải mái là cần thiết khi bạn phải đá ít nhất trong vài chục phút. Bên cạnh đó yếu tố hỗ trợ kiểm soát bóng sẽ giúp ích cho bạn hơn.
+ Tiền đạo: sự lựa chọn sẽ thiên về một đôi giày chuyên hỗ trợ sút bóng và bên cạnh đó là nhẹ để bứt tốc và tạo sự bất ngờ.
+ Các cầu thủ chạy cánh(sân lớn): bạn sẽ cần một đôi giày thật nhẹ để hỗ trợ tối đa về tốc độ và bên cạnh đó là độ bám để bạn có thể chuyển hướng nhanh và dễ dàng.
2. Bạn thường chơi ở mặt sân nào?.
Đế giày phù hợp với mặt sân bạn đá sẽ đem lại nhiều lợi ích cả về độ bám lẫn sự an toàn cho chân, bên cạnh đó về lâu dài là độ bền của giày.
+ FG – Firm Ground: đế FG thường sử dụng cho mặt ** tự nhiên có bề mặt khô, ít được tưới nước hoặc không mưa thường xuyên
+ SG/SG Pro – Soft Ground: dùng cho các mặt sân ** tự nhiên ở những nơi mưa nhiều hoặc được tưới nước thường xuyên. Các cầu thủ chuyên nghiệp châu Âu thường lựa chọn SG vì sân thi đấu luôn được tưới nước rất thường xuyên.
+ AG – Artificial Grass: đế AG đang được chú trọng nhiều hơn từ các nhà sản xuất. Sân ** nhân tạo đang mọc lên ngày càng nhiều và không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn các nước Âu hay Mỹ. Tuy nhiên sân ** nhân tạo đạt đúng chuẩn chất lượng sẽ có độ dày và độ lún nhất định.
+ TF – Turf: đế TF có lẽ là đế được dùng nhiều nhất ở Việt Nam Đế TF thiết kế với đinh dăm cao su nhỏ, thích hợp nhất cho đa số sân ** nhân tạo tại VN vì có độ dày thấp, độ lún không nhiều.
+ IC – Indoor: đế IC là để bằng, chủ yếu được sử dụng cho các mặt sân bằng phẳng và cứng như sân trong nhà, sân sàn gỗ hoặc sân xi măng.
3. Trọng lượng giày
Đây sẽ là phần mà nhiều bạn quan tâm. Thời gian gần đây ngày càng nhiều những thiết kế siêu nhẹ được ra đời, vì vậy cũng sẽ có nhiều người quan tâm về độ nhẹ của giày hơn. Đôi giày thuộc hàng nhẹ nhất hiện nay rơi vào khoảng 5.5-5.6oz và nặng nhất là tầm 11oz. Ở tầm 7oz trở xuống mẫu đó sẽ được xem là siêu nhẹ, 7-8oz là giày nhẹ, 8-10oz là giày ở mức bình thường và 10oz trở lên sẽ là một đôi giày khá nặng nề. Việc chọn giày theo trọng lượng sẽ còn tùy thuộc vào sở thích của mỗi người tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, giày càng nhẹ sẽ thì nó sẽ càng mỏng manh hơn và ngược lại giày nặng sẽ chắc chắn hơn.
4. Giày nào phù hợp với lối chơi của bạn?
Các loại giày cũng được chia ra nhiều phân khúc với nhau, bên cạnh đó là những mẫu take down (cùng mẫu mã kiểu dáng nhưng sử dụng vật liệu ít tiền hơn, giảm bớt chi tiết trên giày nên giá sẽ rẻ hơn). Các line giày chính:
+ Control (kiểm soát bóng): thiết kế hỗ trợ kiểm soát bóng ở những vùng thường xuyên dùng để chuyền bóng hay khống chế bóng.
+ Power (sức mạnh): hỗ trợ tăng thêm lực cho những pha sút bóng cũng như dứt điểm hay chuyền dài.
+ Accuracy (chính xác): đem lại cho bạn hỗ trợ về việc bend (đá xoáy), dip (đá chúi, lá vàng rơi) trong những cú sút bóng hay những đường chuyền xa.
+ Speed (tốc độ): bạn sẽ nhận được một đôi giày nhẹ để tăng tối đa tốc độ của bạn trên sân. Chúng thường được thiết kế rất đơn giản, ít vật liệu và dùng vật liệu nhẹ nhất có thể.
+ Heritage (truyển thống): những mẫu giày mang đầy tính retro như Copa, Premier hay Tiempo, mang vẻ đẹp truyền thống, bên cạnh đó là sự thoải mái và độ bền cao.
+ Hybrid (kết hợp): những dòng kết hợp giữa những phân khúc khác nhau như giữa tốc độ và kiểm soát bóng, sức mạnh và độ chính xác hay tốc độ và sức mạnh.
5. Bề rộng bàn chân của bạn thế nào?
Rất nhiều người đi mua giày những lần đầu tiên sẽ hay mắc phải những vấn đề về độ rộng của bàn chân. Mỗi một dòng giày sẽ có độ rộng bàn chân và độ ôm khác nhau. Nếu bạn có thể đến store và thử từng loại một thì sẽ rất ok cho bạn, còn những ai phải order online thì sau đây sẽ là những lời khuyên để bạn có một đôi giày ưng ý:
+ Đọc những bài review chi tiết về giày, chủ ý vào các phần độ thoải mái, độ ôm và chọn size.
+ Hỏi bạn bè về những mẫu giày mà họ đã dùng, thử về độ rộng chân, độ ôm …
+ Nếu không chắc chắn về độ rộng thì không bao giờ nên mua rồi cố mang cho nó giãn ra vì không phải giày nào/chất liệu nào cũng có khả năng co giãn tốt.
+ Nên chọn những line giày có chất liệu da tự nhiên, nhất là K-leather vì nó co giãn rất rất tốt.
6. Size giày phù hợp nhất?
Nhiều bạn khi mua một mẫu giày nào đó, nhất là khi ở chỗ bán chỉ còn 1 hoặc 2 đôi cuối cùng thì bạn sẽ chọn đại một size tuy rằng nó sẽ hơi bó hoặc hơi rộng. Đây là điều khá có hại vì không phải chất liệu nào cũng có thể co giãn tốt theo độ dài của bàn chân. Khi mang chơi thể thao, tức là bạn sử dụng nó ở cường độ cao, việc bít chân sẽ đem lại ảnh hưởng không tốt đến lưu thông máu, đó là chưa kể đến ảnh hưởng về tính năng mà đôi giày đem lại. Nếu giày rộng sẽ tăng khả năng chấn thương. Vì vậy tốt nhất bạn nên:
+ Chọn một đôi giày vừa chân với một khoảng cách nhỏ giữa các đầu ngón chân vơi mũi giày, không nên chọn giày khi gót chân và mắt cá bị ép chặt.
+ Chọn giày với độ ôm và bề rộng chân phù hợp như hướng dẫn ở phần trước
+ Khi mang toàn bộ bàn chân phải thoải mái và các đầu ngón chân có thể cử động một chút.
+ Khi thử giày ở store bạn nên thử kỹ một chút, đi qua đi lại vài lần, thử ấn giày vào những vị trí như bẻ mũi chân hay nhảy lên để kiểm tra xem chân có chỗ nào bị kích hay quá chặt hay không, nếu có bạn cần đổi ngay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Làm sạch một đôi giày không chỉ giúp cải thiện độ thẩm mỹ bên ngoài, nếu bạn làm sạch và bảo quản giày đúng cách, nó còn có thể làm tăng độ bền của giày, giúp giày luôn trong trạng thái tốt nhất trong thời gian dài sử dụng. Vậy như thế nào là bảo quản giày đúng cách, sau đây là các bước và những điều cần lưu ý khi bạn bảo quản một đôi giày .

CÁC BƯỚC BẢO QUẢN
- Ngay sau khi đá xong, bạn cần loại bỏ sơ đất, bùn (sân ** tự nhiên) hoặc các miếng cao su nhỏ (** nhân tạo) bằng cách vỗ 2 phần đế vào với nhau hoặc gõ xuống đất, điều này sẽ giúp loại bỏ sơ lượng chất bẩn ngay sau khi đá xong vì lúc này, chất bẩn mới bám, còn khá dễ để loại bỏ. Riêng đối với sân ** tự nhiên với nhiều bùn đất, bạn nên dùng một ít nước để lau/chà bằng tay bớt bùn đất đi để tránh việc bùn bám lâu sẽ khá khó chùi.


- Tiếp theo bạn cần một cái túi để đựng giày khi mang về, một phần để tiện cho việc bảo quản, một phần để tránh chất bẩn dính vào các phụ kiện khác. Một cách tốt cho người Việt Nam ta đó là theo giày ở trên xe, điều này giúp giày có thể “thở”, tránh bị giữ mùi hôi hoặc giữ ẩm bên trong giày sau khi mang.


- Ngay sau khi về nhà, bạn nên làm sạch giày ngay nếu có đủ thời gian. Với sân ** nhân tạo bạn chỉ cần gạt bỏ hết phần cao su đen, sau đó dùng khăn ướt hoặc bàn chải mềm + thấm nước upper để làm sạch. Sau đó dùng bàn chải cứng hơn để làm sạch phần đế. Với giày đá ** tự nhiên, bạn cần dùng một vòi nước mạnh để xịt bớt đất ở đế và upper giày đi trước, sau đó dùng bàn chải mềm cho upper và bản chải cứng cho đế. Việc làm sạch này cần được làm càng sớm càng tốt vì một số vết bẩn nếu để lâu sẽ rất khó có thể chà ra được, vì vậy tốt nhất bạn nên làm sạch giày ngay sau khi đá để có hiệu quả tốt nhất.


- Sau khi đã làm sạch giày, phơi giày đúng cách cũng là một điều không phải ai cũng biết. Điều đầu tiên là không bao giờ được phơi nắng, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến upper đặc biệt là chất liệu da. Thứ 2, phơi nắng lâu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến keo, làm giảm đáng kể tuổi thọ của giày. Giày nên được phơi ở một nơi thoáng mát và nhiều gió. Với mình, mình thường phơi giày bằng quạt để có độ thông thoáng tốt nhất. Một điểm kế tiếp trong việc phơi giày là nhét giấy báo. Giấy báo có khả năng hút nước rất tốt, do đó khi nhét giấy báo vào trong sẽ giúp làm khô giày nhanh hơn. Ngoài ra “cục” giấy báo sẽ giúp giữ form cho giày tốt hơn. Lưu ý: không nhét giấy báo ngay sau khi giặt xong vì khi đó bên trọng còn rất nhiều nước, quá nhiều nước sẽ làm giấy báo bị nát và rã ra. Trước khi nhét giấy báo bạn nên dùng một khăn khô thấm sơ nước bên trong giày để tránh việc giấy báo bị rã.


- Sau khi đã sạch và khô hoàn toàn, bạn nên bảo quản giày bằng cách quấn giấy gói hoặc giấy báo xung quanh giày và cất lại vào trong hộp để tránh bụi.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
- Tuyệt đối không để giày tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt. Bạn không thể tránh việc nhiệt ảnh hưởng đến giày khi mang thi đấu, nhưng không có nghĩa bạn có thể dùng nhiệt cho giày vào những trường hợp khác, đặc biệt là khi làm khô giày. Không nên dùng các loại máy sấy, đưa giày đến gần nguồn nhiệt hay phơi nắng, nên làm khô giày ở nơi thông thoáng, nhiều gió.


- Nên giặt toàn bộ giày ít nhất 1-2 lần mỗi tháng để tránh việc vụi bẩn, đất, cát bị bám quá nhiều trên giày. Khi giặt cần phải làm sạch hết từ trong ra ngoài, từ upper đến đế, không nên bỏ sót.


- Bảo quản giày ở nơi khô ráo, tránh để tiếp xúc với bụi hay ẩm ướt.


- Hãy luôn nhẹ tay với đôi giày của mình. Khi giặt bạn chỉ cần nước ấm và một cái khăn là đã có thể làm sạch đôi giày của mình, trong trường hợp giày quá bẩn thì hãy dung loại bàn chải mềm, tuyệt đối không dùng bàn chải cứng để tránh gây hại cho upper, đặc biệt là upper da tự nhiên.


- Việc sử dụng những sản phẩm hỗ trợ như Leather Food để bảo quản hay Mr.Clean để làm sạch sẽ giúp ta có thể bảo quản giày tốt hơn, giữ giày sạch hơn. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng những sản phẩm hỗ trợ để bảo quản giày được tốt nhất.


- Một sự thật chính là nếu bạn làm sạch, phơi, bảo quản giày dung cách thì giày có thể bền hơn gấp đôi, có nghĩa là bạn chỉ cần dùng 1 đôi thay vì là 2 nếu không bảo quản. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn “đối xử” với đôi giày của mình đúng cách hơn, để chúng có thể bền hơn, luôn trong trạng thái tốt nhất để cùng bạn ra sân nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, người mới chơi hay chuyên nghiệp thì chúng ta vẫn cần phải có tối thiểu cho mình một đôi giày bá banh. Nó không những bảo vệ chân khỏi những chấn thương mà nó còn có thể giúp bạn thoải mái khi chơi bóng, thể hiện bản thân qua đôi giày mà mình mang. Có hàng chục mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc, vậy làm thế nào để bạn có thể chọn cho mình một đôi giày ưng ý. Sau đây mình xin được đưa ra những lời khuyên, cũng như những mẹo nhỏ để bạn có thể tìm được đôi giày mà mình mong muốn.

1.Đầu tiên phải nói đến một sự thật: giày không làm cho bạn thành một cầu thủ giỏi hơn, nó chỉ hỗ trợ bạn trong việc đó.

Có lẽ đây là một trong những vấn đề được bàn tán nhiều nhất khi nói đến giày bóng đá cũng như các loại giày thể thao khác. Đúng là giày không làm cho bạn trở thành một tiền đạo thực thụ, một vua phá lưới … nhưng nó vẫn góp phần khá quan trọng trong việc hỗ trợ bạn trở thành một mẫu cầu thủ ưa thích. Một ví dụ nhỏ rất đơn giản nhưng cũng khá giống với vấn đề của chúng ta đang bàn luận. giả sử bạn có một chiếc xe ô tô. Trời mưa khá to và nếu bạn không có gạt nước, bạn sẽ chẳng nhìn thấy gì trên đường, khiến việc lái xe lúc này chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân bạn, không nhìn thấy gì sẽ khiến việc lái xe hết sức nguy hiểm vì vậy bạn sẽ khá sợ hãi. Bây giờ bạn bỏ một số tiền khá nhỏ để gắn một cặp gạt nước cũ, tuy cũ, kêu cót két cót két và hay để lại những vệt nước trên kính, nhưng nó vẫn giúp bạn khá tốt trong việc cải thiện tầm nhìn của bạn và bây giờ bạn có thể lái xe một cách bình thường. Tăng cấp độ của nó lên một chút, mình sẽ cho bạn một cặp gạt nước xịn và một lớp phủ chống nước lên kính. Chỉ riêng lớp phủ đã làm cho nước không thể bám trên mặt kính, cộng với cặp gạt nước xịn thì dù có mưa to thì bạn vẫn hoàn toàn có thể nhìn thấy đường tốt. Điều này giúp bạn vừa có thể lái xe bình thường, thậm chí nó còn tăng độ an toàn cho bạn, chính vì thế nó giúp bạn tự tin hơn khi lái xe. Thực chất việc lái xe này cũng hoàn toàn giống với việc bạn đi đá bóng, bạn không thể đá bóng nếu không có giày cũng như không thể lái xe mà không có gạt nước vậy. Càng chọn được một đôi giày phù hợp với mình, bạn sẽ càng được nó hỗ trợ nhiều hơn.

Và một vấn đề cũng lớn không kém chính là sự ảnh hưởng từ những thần tượng. Dù cho CR7 mang Vapor IX ghi hàng chục bàn, sút knuckle như ăn cơm bữa thì không có nghĩa bạn mang Vapor IX bạn cũng sẽ được như vậy. Thực tế thì việc bạn chọn một đôi giày hợp với mình hoàn toàn trái ngược với việc chọn một đôi giày phù hợp với thần tượng của bạn.

2.Chọn một phong cách chơi bóng cố định.

Việc đầu tiên quan trọng trong việc chọn giày chính là việc bạn phải đấu tranh tư tưởng xem bạn muốn hướng đến vị trí nào trên sân. Từ đó nó sẽ giúp bạn định hình được phong cách chơi bóng cho mình và chọn cho mình một đôi giày thích hợp nhất. Nếu bạn đầu tư tốt vào một vị trí nào đó, nó sẽ giúp bản cải thiện kỹ năng một cách tốt nhất.

+ Thủ môn: bạn sẽ cần nhiều về độ bám để có thể di chuyển nhiều và linh hoạt trong một không gian hẹp. Bên cạnh đó có thể thêm một vài yếu tố hỗ trợ lực sút cũng như chuyền ngắn.

+ Hậu vệ: điều bạn cần nhiều nhất sẽ là sự bảo vệ. Vì bạn cần tắc bóng, va chạm nhiều và thi đấu “rát” nên một đôi giày bảo vệ tốt sẽ tạo cho bạn sự yên tâm

+ Tiền vệ: bạn sẽ cần một đôi giày thật thoải mái và kiểm soát bóng tốt. Vì tiền vệ cần chạy lên chạy về nhiều trên sân nên độ thoải mái là cần thiết khi bạn phải đá ít nhất trong vài chục phút. Bên cạnh đó yếu tố hỗ trợ kiểm soát bóng sẽ giúp ích cho bạn hơn.

+ Tiền đạo: sự lựa chọn sẽ thiên về một đôi giày chuyên hỗ trợ sút bóng và bên cạnh đó là nhẹ để bứt tốc và tạo sự bất ngờ.

+ Các cầu thủ chạy cánh(sân lớn): bạn sẽ cần một đôi giày thật nhẹ để hỗ trợ tối đa về tốc độ và bên cạnh đó là độ bám để bạn có thể chuyển hướng nhanh và dễ dàng.

3.Chọn mặt sân mà bạn thường xuyên chơi bóng nhất.

Chọn đế phù hợp với mặt sân bạn dùng sẽ đem lại nhiều lợi ích cả về độ bám lẫn sự an toàn cho chân, bên cạnh đó về lâu dài là độ bền của giày.

+ FG – Firm Ground: đế FG thường sử dụng cho mặt ** tự nhiên có bề mặt khô, ít được tưới nước hoặc không mưa thường xuyên

+ SG/SG Pro – Soft Ground: dùng cho các mặt sân ** tự nhiên ở những nơi mưa nhiều hoặc được tưới nước thường xuyên. Các cầu thủ chuyên nghiệp châu Âu thường lựa chọn SG vì sân thi đấu luôn được tưới nước rất thường xuyên.

+ AG – Artificial Grass: đế AG đang được chú trọng nhiều hơn từ các nhà sản xuất. Sân ** nhân tạo đang mọc lên ngày càng nhiều và không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn các nước Âu hay Mỹ. Tuy nhiên sân ** nhân tạo đạt đúng chuẩn chất lượng sẽ có độ dày và độ lún nhất định.

+ TF – Turf: đế TF có lẽ là đế được dùng nhiều nhất ở Việt Nam Đế TF thiết kế với đinh dăm cao su nhỏ, thích hợp nhất cho đa số sân ** nhân tạo tại VN vì có độ dày thấp, độ lún không nhiều.

+ IC – Indoor: đế IC là để bằng, chủ yếu được sử dụng cho các mặt sân bằng phẳng và cứng như sân trong nhà, sân sàn gỗ hoặc sân xi măng.

4.Lựa chọn phần da upper:

Mỗi người sẽ có một sở thích riêng khi lựa chọn phần này. Mỗi một loại upper sẽ có những điểm mạnh khác nhau. Có người sẽ thích da mềm cho cảm giác mang giày như mang vớ, hay có những người thích loại da tổng hợp vừa có tính năng tốt vừa độ bền cao. Càng về sau , người ta càng thiết kế những mẫu da có thể kết hợp lại những điểm mạnh đó lại nhiều nhất có thể. Sau đây là một số loại da upper đang được dùng nhiều nhất:

+ Kangaroo Leather (da kangaroo): Trước đây, da kangaroo được sử dụng nhiều và được xem như một dòng da cao cấp cho các dòng top-end vì độ thoải mái cực đỉnh mà nó đem lại. Nhưng càng về sau, với nhiều loại upper mới được phát minh, vừa có thể đem lại độ thoải mái vừa có những tính năng tốt. Đặc biệt là K-leather khá nặng nề, đây là một điểm trừ cho những dòng giày hiện đại ngày nay. Nếu bạn vẫn muốn tìm cho mình một đôi giày da cực mềm, ôm sát chân tạo cảm giác như mang vớ và có độ bền tốt thì đây sẽ là sự lựa chọn cho bạn.

+ Natural Leather (da tự nhiên): da dê hoặc da ... hiện nay vẫn được sử dụng cho khá nhiều dòng giày cao cấp. Một đôi giày làm từ da tự nhiên sẽ đem lại cho bạn một cảm giác bóng rất tốt. Nếu bạn muốn sự kết hợp hoàn hảo giữa độ thoải mái và cảm giác bóng thì đây là sự lựa chọn không hề tồi.

+ Synthetic Leather (da tổng hợp): Có 2 loại da tổng hợp hiện nay đó là một loại được làm để tạo cho bạn cảm giác bóng giống da tự nhiên nhất (như KangaLite hay HybridTouch). Ở loại này các nhà thiết kế vẫn đang không ngừng phát triển để đưa 2 điểm mạnh đó là cảm giác bóng và độ thoải mái lại gần nhau hơn, dần đem đến cho chúng ta một loại upper gần như hoàn hảo. Thứ hai là loại da tổng hợp được làm để đem lại trọng lượng nhẹ nhất như (Teijin hay SprintSkin). Được thiết kế để dùng trên những đôi giày siêu nhẹ, các nhà sản xuất đã thiết kế ra phần da mỏng nhất, giảm tối đa trọng lượng. Từ đó vô tình nó sẽ đem lại cảm giác bóng gần như barefoot. Vì được làm khá mỏng nên người ta sẽ làm cho nó cứng, chắc chắn hơn, vậy nên bạn sẽ không thấy nó co giãn nhiều.

+ Mesh (lưới): đây là một trào lưu mới đang được áp dụng. Trước đây mesh đa số được dùng cho các dòng running, training ... vì độ mỏng tự nhiên, co giãn tốt và trọng lượng nhẹ. Nếu bạn lo lắng về việc thấm nước thì các nhà sản xuất đã sử dụng những công nghệ chống thấm nước vào chất liệu này. Vì vậy bạn sẽ không lo về vấn đề này nữa nhé.

5. Trọng lượng:

Đây sẽ là phần mà nhiều bạn quan tâm. Thời gian gần đây ngày càng nhiều những thiết kế siêu nhẹ được ra đời, vì vậy cũng sẽ có nhiều người quan tâm về độ nhẹ của giày hơn. Đôi giày thuộc hàng nhẹ nhất hiện nay rơi vào khoảng 5.5-5.6oz và nặng nhất là tầm 11oz. Ở tầm 7oz trở xuống mẫu đó sẽ được xem là siêu nhẹ, 7-8oz là giày nhẹ, 8-10oz là giày ở mức bình thường và 10oz trở lên sẽ là một đôi giày khá nặng nề. Việc chọn giày theo trọng lượng sẽ còn tùy thuộc vào sở thích của mỗi người tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, giày càng nhẹ sẽ thì nó sẽ càng mỏng manh hơn và ngược lại giày nặng sẽ chắc chắn hơn.

6. Chọn các dòng giày:

Các loại giày cũng được chia ra nhiều phân khúc với nhau, bên cạnh đó là những mẫu take down (cùng mẫu mã kiểu dáng nhưng sử dụng vật liệu ít tiền hơn, giảm bớt chi tiết trên giày nên giá sẽ rẻ hơn). Các line giày chính:

+ Control (kiểm soát bóng): thiết kế hỗ trợ kiểm soát bóng ở những vùng thường xuyên dùng để chuyền bóng hay khống chế bóng.

+ Power (sức mạnh): hỗ trợ tăng thêm lực cho những pha sút bóng cũng như dứt điểm hay chuyền dài.

+ Accuracy (chính xác): đem lại cho bạn hỗ trợ về việc bend (đá xoáy), dip (đá chúi, lá vàng rơi) trong những cú sút bóng hay những đường chuyền xa.

+ Speed (tốc độ): bạn sẽ nhận được một đôi giày nhẹ để tăng tối đa tốc độ của bạn trên sân. Chúng thường được thiết kế rất đơn giản, ít vật liệu và dùng vật liệu nhẹ nhất có thể.

+ Heritage (truyển thống): những mẫu giày mang đầy tính retro như Copa, Premier hay Tiempo, mang vẻ đẹp truyền thống, bên cạnh đó là sự thoải mái và độ bền cao.

+ Hybrid (kết hợp): những dòng kết hợp giữa những phân khúc khác nhau như giữa tốc độ và kiểm soát bóng, sức mạnh và độ chính xác hay tốc độ và sức mạnh.

7. Bề rộng bàn chân:

Rất nhiều người đi mua giày những lần đầu tiên sẽ hay mắc phải những vấn đề về độ rộng của bàn chân. Mỗi một dòng giày sẽ có độ rộng bàn chân và độ ôm khác nhau. Nếu bạn có thể đến store và thử từng loại một thì sẽ rất ok cho bạn, còn những ai phải order online thì sau đây sẽ là những lời khuyên để bạn có một đôi giày ưng ý:

+ Đọc những bài review chi tiết về giày, chủ ý vào các phần độ thoải mái, độ ôm và chọn size.

+ Hỏi bạn bè về những mẫu giày mà họ đã dùng, thử về độ rộng chân, độ ôm ...

+ Nếu không chắc chắn về độ rộng thì không bao giờ nên mua rồi cố mang cho nó giãn ra vì không phải giày nào/chất liệu nào cũng có khả năng co giãn tốt.

+ Nên chọn những line giày có chất liệu da tự nhiên, nhất là K-leather vì nó co giãn rất rất tốt.

8. Chọn size:

Nhiều bạn khi mua một mẫu giày nào đó, nhất là khi ở chỗ bán chỉ còn 1 hoặc 2 đôi cuối cùng thì bạn sẽ chọn đại một size tuy rằng nó sẽ hơi bó hoặc hơi rộng. Đây là điều khá có hại vì không phải chất liệu nào cũng có thể co giãn tốt theo độ dài của bàn chân. Khi mang chơi thể thao, tức là bạn sử dụng nó ở cường độ cao, việc bít chân sẽ đem lại ảnh hưởng không tốt đến lưu thông máu, đó là chưa kể đến ảnh hưởng về tính năng mà đôi giày đem lại. Nếu giày rộng sẽ tăng khả năng chấn thương. Vì vậy tốt nhất bạn nên:

+ Chọn một đôi giày vừa chân với một khoảng cách nhỏ giữa các đầu ngón chân vơi mũi giày, không nên chọn giày khi gót chân và mắt cá bị ép chặt.

+ Chọn giày với độ ôm và bề rộng chân phù hợp như hướng dẫn ở phần trước

+ Khi mang toàn bộ bàn chân phải thoải mái và các đầu ngón chân có thể cử động một chút.

+ Tuyệt đối không nên mua giày với ý nghĩ “từ từ nó sẽ vừa chân”.

+ Khi thử giày ở store bạn nên thử kỹ một chút, đi qua đi lại vài lần, thử ấn giày vào những vị trí như bẻ mũi chân hay nhảy lên để kiểm tra xem chân có chỗ nào bị kích hay quá chặt hay không, nếu có bạn cần đổi ngay.

9. Break-in time:

Bất kỳ đôi nào cũng cần break-in time (mang cho quen giày), chỉ là thời gian này cần 1 tiếng hay cần vài tiếng mà thôi (ngoại trừ những dòng bằng da tự nhiên quá mềm và ôm tốt chân ngay từ khi mang lần đầu tiên). Break-in time không nhất thiết là phải mang ra sân. Nên mang để chạy nhẹ vài vòng trước khi thi đấu, nó sẽ giúp giản bớt các đường may cũng, giúp giãn, làm mềm phần da upper cũng như làm mềm bớt phần đế để giày thích ứng tốt hơn với chân. Đừng quá nóng vội mang nó ra sân mà hãy chạy vài vòng, nếu sau khi đã chạy mà bạn vẫn cảm thấy không thoải mái thì đôi giày này sẽ không phù hợp với chân bạn.

10. Kinh tế:

Đây có lẽ cũng là phần được nhiều người quan tâm nhất. Giá của giày sẽ phụ thuộc vào phần chất lượng vật liệu cũng như tính năng mà nó đem lại. Đầu tiên hãy nghiên cứu thật kỹ về giá cũng như những vấn đề về size, độ thoải mái trước khi chọn một đôi giày. Thứ 2, bạn có thể chọn những đôi mẫu cũ chất lượng cao nhưng với những đợt sale-off thì bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình đôi giày ưng ý. Các dòng giày đều được chia ra với những mẫu take-down có giá thấp hơn từ đó bạn cũng sẽ có thêm sự lựa chon cho các mẫu giày mới.

11. Sử dụng và bảo quản:

“Sẽ không có một đôi giày nào có thể sống sót nếu bạn không bảo quản và sử dụng nó một cách có trách nhiệm” Dịch thô từ một câu nói khá thấm thía của một người yêu giày. Một đôi giày được bảo quản tốt sẽ sống bên bạn lâu dài hơn với những công việc rất đơn giản như: cất giày trong hộp hoặc trong túi, tránh để giày gần với nguồn nhiệt hoặc bụi … bạn không cần làm quá cầu kỳ như lau chùi chăm sóc nó mỗi ngày. Bạn chỉ cần: luôn để cho giày của bạn một cái túi để mang đi mang về, một nơi khô ráo để phơi giày sau khi đá xong (hạn chế tối đa phơi nắng), sau khi đã khô bạn dùng ít giấy báo nhét vào giày để giữ form, sau đó cất vào túi lại hoặc vào hộp. Nếu bạn dùng giày có upper bằng da thì nó sẽ yêu cầu bảo quản nhiều hơn một chút.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
up
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Để dành cho mình một đôi nha friend
 

Bình luận bằng Facebook

Bài mới nhất

Bên trên