songnam0909

Tiểu thương mới
Tham gia
30 Tháng bảy 2018
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
Để hoàn thành một dự án xây dựng, một kế hoạch hiệu quả là cần thiết. Tất cả có liên quan đến việc thiết kế kiến trúc và thi công công trình hạ tầng phải gắn với những tác động gây ra với môi trường tự nhiên do dự án đó gây nên, phải bảo đảm thi công xây dựng đúng chương trình, ngân sách, an toàn xây dựng tại công trường, tác động đến người dân xung quanh công trình, tác động do việc chậm trễ của công trình, việc chuẩn bị các tài liệu đấu thầu...
banner.png

======================
Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam - Hotline : 0769 861 168
Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM - Tel: + (84.28) 3848 4995
Email: songnam09@gmail.com
Web: songnam.net

 
Chỉnh sửa lần cuối:
DANH MỤC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ XÂY DỰNG
(TCVN : 1985 – 2018)
(CẬP NHẬT 01/11/2018)

Ký hiệu
Tiêu chuẩn
Tên tiêu chuẩn

TCVN 8-1:2015
Bản vẽ kỹ thuật - Nguyên tắc chung về biểu diễn - Phần 1: Phần mở đầu và bảng tra
TCVN 185:1986
Hệ thống tài liệu thiết kế. Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện, thiết bị điện và dây dẫn trên mặt bằng.
TCVN 3986:1985
Ký hiệu chữ trong xây dựng
TCVN 3987:1985
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng- Quy tắc sửa đổi hồ sơ thi công
TCVN 3988:1985
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Quy tắc trình bày những sửa đổi khi vận dụng hồ sơ
TCVN 3989:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Cấp nước và thoát nước – Mạng lưới bên ngoài – Bản vẽ thi công
TCVN 3990:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Quy tắc thống kê và bảo quản bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng
TCVN 4036:1985
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Ký hiệu đường ống trên hệ thống kỹ thuật vệ sinh
TCVN 4283:1986
Hệ thống tài liệu thiết kế - Bản vẽ sửa chữa.
TCVN 4318:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Sưởi, thông gió – Bản vẽ thi công
TCVN 4455:1987
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Quy tắc ghi kích thước, chữ tiêu đề, các yêu cầu kỹ thuật và biểu bảng trên bản vẽ
TCVN 4607:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Ký hiệu quy ước trên bản vẽ tổng mặt bằng và mặt bằng thi công công trình
TCVN 4608:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Chữ và chữ số trên bản vẽ xây dựng
TCVN 4609:1988
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Đồ dùng trong nhà.Ký hiệu quy ước thể hiện trên bản vẽ mặt bằng ngôi nhà
TCVN 4610:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Kết cấu gỗ - Ký hiệu quy ước và thể hiện trên bản vẽ
TCVN 4611:1988
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kí hiệu quy ước cho thiết bị nâng chuyển trong nhà công nghiệp.
TCVN 4613:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Kết cấu thép – Ký hiệu quy ước trên bản vẽ
TCVN 4614:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Ký hiệu quy ước các bộ phận cấu tạo ngôi nhà
TCVN 4615:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Ký hiệu quy ước trang thiết bị vệ sinh
TCVN 5422:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế - Ký hiệu đường ống
TCVN 5570:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Ký hiệu đường trục và đường nét trong bản vẽ
TCVN 5571:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Bản vẽ xây dựng – Khung tên
TCVN 5572:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Bản vẽ thi công
TCVN 5671:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Hồ sơ thiết kế kiến trúc
TCVN 5672:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Hồ sơ thi công – Yêu cầu chung
TCVN 5673:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Cấp thoát nước bên trong – Hồ sơ bản vẽ thi công
TCVN 5681:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Chiếu sáng ngoài nhà – Bản vẽ thi công
TCVN 5686:2012
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Các cấu kiện xây dựng – Ký hiệu quy ước chung
TCVN 5889:1995
Bản vẽ kết cấu kim loại
TCVN 5895:2012
(ISO 8560:1986)
Bản vẽ kỹ thuật – Bản vẽ xây dựng – Thể hiện các kích thước mô đun, đường và lưới mô đun
TCVN 5896:2012
(ISO 9431:1990)
Bản vẽ xây dựng – Bố trí hình vẽ, chú thích bằng chữ và khung tên trên bản vẽ
TCVN 5897:1995
Bản vẽ kỹ thuật – bản vẽ xây dựng – cách ký hiệu các công trình và bộ phận công trình. Ký hiệu các phòng và các diện tích khác
TCVN 5898:1995
Bản vẽ xây dựng và công trình dân dụng. Bản thống kê cốt thép.
TCVN 6003-1:2012
(ISO 4157-1:1998)
Bản vẽ xây dựng – Hệ thống ký hiệu. Phần 1: Nhà và các bộ phận của nhà
TCVN 6003-2:2012
(ISO 4157-2:1998)
Bản vẽ xây dựng – Hệ thống ký hiệu.
Phần 2: Tên phòng và số phòng
TCVN 6037:1995
Hệ thồng tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh.
TCVN 6077:2012
Bản vẽ nhà và công trình dân dụng – Ký hiệu quy ước các trang thiết bị kỹ thuật
TCVN 6078:2012
(ISO 4172:1991)
Bản vẽ kỹ thuật – Bản vẽ xây dựng – Bản vẽ lắp ghép kết cấu chế tạo sẵn
TCVN 6079:1995
Bản vẽ xây dựng và kiến trúc Cách trình bày bản vẽ - Tỉ lệ
TCVN 6080:2012
(ISO 2594:1972)
Bản vẽ xây dựng – Phương pháp chiếu
TCVN 6081:1995
Thể hiện các tiết diện mặt cắt và mặt nhìn
TCVN 6082:1995
Bản vẽ xây dựng nhà và kiến trúc - Từ vựng
TCVN 6083:2012
(ISO 7519:1991)
Bản vẽ kỹ thuật – Bản vẽ xây dựng – Nguyên tắc chung về trình bày bản vẽ bố cục chung và bản vẽ lắp ghép
TCVN 6084:2012
(ISO 3766:2003)
Bản vẽ xây dựng – Thể hiện cốt thép bê tông
TCVN 6085:2012
(ISO 7437:1990)
Bản vẽ kỹ thuật – Bản vẽ xây dựng – Nguyên tắc chung để lập bản vẽ thi công các kết cấu chế tạo sẵn
TCVN 7286:2003
Bản vẽ kỹ thuật – Tỷ lệ
TCVN 7287:2003
Bản vẽ kỹ thuật – Chú dẫn phần tử
TCVN 9256:2012
Lập hồ sơ kỹ thuật. Từ vựng. Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật. Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ
TCVN 9260:2012
(ISO 6284 : 1996)
Bản vẽ xây dựng – Cách thể hiện độ sai lệch giới hạn
TCXD 212:1998
Bản vẽ xây dựng – Cách vẽ kiến trúc phong cảnh.
TCXD 223:1998
Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung để thể hiện.
TCXD 340:2005
Lập hồ sơ kỹ thuật - Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật - Thuật ngữ chung và các dạng bản vẽ
TCXDVN 214:2001
Bản vẽ kỹ thuật – Hệ thống ghi mã và trích dẫn cho bản vẽ xây dựng và các tài liệu có liên quan
 
tư vấn thiết kế được xem là một trong những bước quan trọng nhất của công trình xây dựng. Hiện nay, do quá trình đô thị hóa càng phát triển nên các căn hộ chung cư cao tầng được mọc lên như nấm tại các thành phố lớn.

Để có được một mặt bằng vừa phù hợp với cảnh quan xung quanh vừa phải có tính thẩm mỹ cao thì sự đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật đều phải hết sức chặt chẽ và cụ thể, từ đó đem lại giá trị sống cho dân cư. Có 04 kiểu dạng hình bố trí khi tư vấn thiết kế mặt bằng cho căn hộ chung cư cao tầng.

1. Tư vấn thiết kế dạng hành lang

Gồm hai biến thể hành lang giữa và hành lang bên. Trong đó, dạng hành lang giữa có cấu trúc của các căn hộ chạy dọc theo một trục hành lang ở chính giữa. Tuy nhiên, dạng này chỉ dung cho các chung cư tiêu chuẩn thấp.

Ưu điểm: Giá thành xây dựng rẻ, kết cấu đơn giản, dễ thi công.

Nhược điểm: Khả năng thông gió trực tiếp kém. Ngoài ra, hướng mở của các chức năng bếp, vệ sinh thường ở phía hành lang nên thường ảnh hưởng đến vấn đề thông gió.

2. Tư vấn thiết kế dạng tháp

Trước đây vào những năm 1980. Hình dáng mặt bằng của chung cư cao tầng dạng tháp và dạng hành lang giống nhau tương đối. Hành lang là lối đi chính để lên xuống, mỗi tầng có thể có đến mười mấy căn hộ, về sau số lượng căn hộ giảm xuống còn 6 đến 8 căn hộ chung cư một lõi thang hoặc ít hơn, 4 hộ/lõi thang.

Ưu điểm: Bố cục của mặt bằng có thể kiểm soát khả năng lấy ánh sáng từ mặt trời.

Nhược điểm: Hình dáng căn hộ của cùng một mặt bằng không đồng đều, điều này khiến những căn hộ có diện tích càng lớn càng khó lấy sáng.

3. Tư vấn thiết kế dạng đơn nguyên

Mẫu chung cư cao tầng được thiết kế mặt bằng theo dạng đơn nguyên

Cách tổ chức các căn hộ đơn lẻ tập trung quanh một nút giao thông đứng gồm có thang bộ và thang máy. Mỗi đơn nguyên có từ 4 đến 6 căn hộ. Chung cư dạng đơn nguyên dần thay thế cho các dạng khác và trở thành dạng chung cư được xây dựng phổ biến hiện nay.

Ưu điểm: Thuận lợi trong việc lấy gió, lấy sáng tự nhiên. Có sự riêng tư cao, ít ảnh hưởng lẫn nhau.

Nhược điểm: Vốn đầu tư xây dựng, phí tốn đất đai, chi phí lắp đặt thang máy cao như nhau. Số lượng căn hộ thấp, diện tích phụ lớn.

4. Tư vấn thiết kế dạng đơn nguyên kết hợp hành lang

Đây là dạng phát triển của chung cư kiểu đơn nguyên, sự kết hợp giữa nhà tháp và nhà tấm. Các đơn nguyên được ghép với nhau tại một hoặc hai cạnh để tạo nên một tổ hợp. Có các cách ghép đơn nguyên theo chiều ngang, chiều dọc hoặc ghép tự do. Khi ghép lại, có thể chia làm 3 dạng: đơn nguyên đầu hồi, đơn nguyên giữa, đơn nguyên góc.

Một bản vẽ phác thảo của dạng đơn nguyên kết hợp hành lang

Ưu điểm: Nhờ việc ghép các đơn nguyên nên diện tích giao thông hoặc diện tích sàn giảm và tiết kiệm được chi phí đầu tư.

Nhược điểm: Đòi hỏi trình độ thiết kế và kỹ thuật xây dựng cao.

Hiện có một số mặt bằng chung cư nhà cao tầng được đầu tư xây dựng công phu, vốn đầu tư nhiều nhưng khi thực hiện khâu tư vấn kiến trúc lại không hài hoà với xung quanh mà còn phá vỡ cảnh quan đẹp. Một số khác quá chú trọng về hình thức kiến trúc hoặc áp dụng nguyên dạng cao ốc nước ngoài, quá nhiều kính, không được thiết kế thông gió, che nắng…điều này sẽ không phù hợp với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới của Việt Nam.
 
Áp dụng công nghệ xanh giúp các tòa nhà tiết kiệm năng lượng và bền vững hơn, lượng khí thải carbon thấp hơn, cũng như giảm các tác động đến môi trường. Các công nghệ xây dựng xanh đóng vai trò quan trọng trong mọi giai đoạn phát triển của công trình. Mọi khía cạnh của công trình bao gồm địa điểm, cấu trúc, thiết kế kiến trúc, vật liệu xây dựng và các hệ thống vận hành, bảo trì đều đảm bảo sự bền vững và tiết kiệm năng lượng nhất có thể.

Construction-Site-Security.jpg


Công nghệ xanh cần thiết trong xây dựng bền vững (Nguồn: Internet).

Trong xây dựng xanh, năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng bền vững cần được khai thác hợp lý. Nguồn năng lượng này được sử dụng cho việc sưởi ấm và cung cấp năng lượng thay thế, giúp giảm nhu cầu về điện và gas. Năng lượng mặt trời thụ động là hệ thống sử dụng tia mặt trời để sưởi ấm ngôi nhà thông qua việc sắp đặt vị trí của cửa sổ hay các bề mặt hấp thụ nhiệt…

Các vật liệu xây dựng phân hủy sinh học là yếu tố quan trọng trong xây dựng bền vững. Hầu hết các phương pháp xây dựng truyền thống đều dẫn đến việc tích tụ chất thải và hóa chất độc hại, phải mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Do đó, các vật liệu xây dựng phân hủy sinh học như sơn hữu cơ sẽ giúp hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường vì khả năng phân hủy dễ dàng và không giải phóng độc tố.

Mái nhà xanh là công nghệ thiết kế bền vững nhằm phản xạ nhiệt và ánh sáng mặt trời. Công nghệ này hỗ trợ trong việc kiểm soát mức nhiệt độ phòng tiêu chuẩn cho các ngôi nhà, văn phòng bằng cách giảm sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt.

Các công nghệ xây dựng bền vững thường bao gồm các cơ chế giảm mức tiêu thụ năng lượng. Việc xây dựng các tòa nhà bằng gỗ cũng là một công nghệ xây dựng bền vững vì mức năng lượng thấp hơn hẳn so với các công trình bằng thép, bê tông. Công nghệ xây dựng bền vững sử dụng các thiết kế cho phép luồng không khí tự do lưu thông, đồng thời sử dụng các cửa sổ cách nhiệt hiệu suất cao.

Kính điện tử thông minh cũng là một trong những công nghệ mới trong xây dựng bền vững, hoạt động đặc biệt trong thời kỳ mùa hè để ngăn chặn sức nóng khắc nghiệt từ bức xạ mặt trời. Kính thông minh có khả năng thay đổi lượng bức xạ mặt trời mà nó phản xạ.

Vật liệu cách nhiệt xanh được chứng minh là một công nghệ xây dựng bền vững vì nó loại bỏ việc sử dụng các vật liệu không thể tái tạo. Vật liệu cách nhiệt xanh cung cấp một giải pháp bằng cách sử dụng vật liệu cũ và vật liệu đã qua sử dụng chẳng hạn như báo, vải denim…

Các công nghệ xây dựng bền vững còn nhấn mạnh vào việc lắp đặt các thiết bị tiết kiệm và tự cung cấp năng lượng. Máy rửa chén, tủ lạnh hay máy giặt thiết kế theo công nghệ tiết kiệm năng lượng là những ví dụ về công nghệ bền vững dành cho các ngôi nhà, tòa nhà thương mại.
 
Hiện nay, cửa nhà, cầu thang, cổng ra vào và ban công thường được gia chủ chọn dùng chất liệu kim loại mạ kẽm, nhôm, sắt, gỗ… vì sự tiện dụng cũng như tính sang trọng. Tuy nhiên, không dễ để trang trí, sơn sửa cho những bề mặt này vì đây là bề mặt rất khó bám dính.

Chọn loại sơn phù hợp:
Đây là lưu ý đầu tiên dành cho bạn khi thi công xây dựng, sơn sửa nội thất có bề mặt bằng kim loại như thép mạ kẽm, inox, nhôm sắt, hoặc vật dụng làm từ gỗ. Tiêu chí ưu tiên khi chọn sơn cho các vật dụng nội thất là khả năng bám dính tuyệt hảo và màng sơn cứng chắc… giúp bề mặt giữ độ sáng bóng, bền lâu theo thời gian.

Chọn sơn với thành phần an toàn cho sức khỏe:
Để đảm bảo sức khỏe và không gian sống an toàn cho các thành viên trong gia đình, thành phần sơn là điểm lưu ý không thể bỏ qua. Thiết kế nội thất với các vật dụng với bề mặt bao phủ bởi sản phẩm có chứa kim loại nặng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, tác động xấu đến sức khỏe của các thành viên, đặc biệt là trẻ em.

Chọn sơn 2 trong 1 tích hợp tính năng lót và phủ trong một:
Khâu sơn vật dụng, nội thất bằng kim loại thường được thi công sau cùng, vì vậy chủ nhà thường ưu tiên chọn những dòng sơn khô nhanh để có thể tiết kiệm thời gian lẫn chi phí nhân công. Với mục tiêu đó, dòng sản phẩm cao cấp TOA 2 trong 1 với đặc tính khô nhanh cùng sự kết hợp cả hai tính năng lót và phủ sẽ mang đến giải pháp toàn diện hơn cho ngôi nhà bạn.

Chọn hãng sơn uy tín: Quan trọng không kém là việc chọn hãng sơn có uy tín khi xây sửa nhà. Sơn TOA với sản phẩm TOA 2 trong 1 có thể dùng để bảo vệ các vật dụng có bề mặt sắt, thép mạ kẽm, inox, nhôm, sắt, gỗ… Đồng thời, sản phẩm không sử dụng crôm, chì và thủy ngân, an toàn cho sức khỏe cùng lợi thế về thời gian khô nhanh, màng phim cứng chắc, bám dính tuyệt hảo trên nhiều bề mặt giúp TOA 2 trong 1 trở thành lựa chọn lý tưởng cho mọi công trình.

Song Nam là công ty tư vấn thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu, cơ điện, thi công xây dựng và quản lý dự án quy mô lớn ở TPHCM.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thông thường các công ty Tư vấn đầu tư sẽ được chia làm bốn loại: Kế hoạch Tài chính, Quản lý tiền tệ, Cố vấn Tài chính và Đại diện tài chính Ủy quyền.
Các dịch vụ của công ty Tư vấn đầu tư cung cấp cho các nhà đầu tư là rất đa dạng, bao gồm các dịch vụ đầu tư sản phẩm, trợ lý tư vấn và lên kế hoạch đầu tư.
Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng đạt được mục đích cũng như các nhu cầu về tài chính nhờ sự trợ giúp từ phía các công ty Tư vấn đầu tư. Nhờ có sự trợ giúp từ các công ty tư vấn, các kế hoạch đầu tư và những công việc liên quan sẽ được giải quyết nhanh chóng và thuận lợi.

Tai-sao-chung-ta-can-dich-vu-Tu-Van-Dau-Tu-3-300x184.jpg


1. Họ làm việc như thế nào?

Một công ty Tư vấn đầu tư sẽ làm việc chặt chẽ với khách hàng của họ nhằm mục đích vạch ra một chiến lược đầu tư cụ thể, đồng thời xây dụng một mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hang của họ. Công ty Tư vấn đầu tư có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ các quỹ đầu tư từ phía khách hang để có thể giúp họ đạt được các tiêu chí đặt ra. Các công ty Tư vấn tài chính thông thường sẽ nhận thanh toán thu lao thông qua việc họ tư vấn cho khách hang, đôi khi cũng nhận được hoa hồng.

2. Một công ty Tư vấn đầu tư cần có những chứng chỉ và bằng cấp gì?

Thông thường tại Mỹ, hầu hết các công ty Tư vấn đầu tư đều được cấp phép bởi một Cơ quan quản lý tài chính độc lập (FINRA). Tuy nhiên, tất cả các quy trình và hoạt động của họ đều được giám sát bởi Ủy ban Chứng Khoán và Giao Dịch (SEC). Nhân viên của các công ty Tư vấn tài chính thông thường sẽ có bằng cấp liên quan đến Tài Chính, Kế Toán, Kinh Doanh, v.v.

Tai-sao-chung-ta-can-dich-vu-Tu-Van-Dau-Tu-2-300x132.jpg

Để trở thành một nhân viên Tư vấn tài chính, bạn cần có những chứng chỉ và bằng cấp nhất định

3. Làm sao chúng ta phân loại được các công ty Tư vấn tài chính?

Thông thường các công ty Tư vấn sẽ được chia làm bốn loại: Kế hoạch Tài chính, Quản lý tiền tệ, Cố vấn Tài chính và Đại diện tài chính Ủy quyền.

Dưới đây là chi tiết chức năng của họ:

• Kế hoạch Tài chính: các công ty Tư vấn này thông thường chỉ sẽ hỗ trợ khách hàng của họ trong việc quản lý tài chính cá nhân và không hỗ trợ gì thêm về các vấn đề liên quan khác. Để có thể đăng ký làm công ty Kế hoạch Tài chính, bạn cần có các chứng chỉ liên quan như: Certified Public Accountant (CPA), Certified Financial Planner (CFP), v.v

• Quản lý tiền tệ: đây là một loại hình khác của công ty Tư vấn đầu tư, họ là những người sẽ đưa ra các quyết định đầu tư tài chính thay cho khách hàng của mình (được ủy quyền).

• Cố vấn tài chính: công ty Tư vấn đầu tư hỗ trợ cố vấn cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. Thông thường họ sẽ có những chứng chỉ Series 65 hoặc 66, và sẽ tính phí trong quá trình tư vấn.

• Đại diện tài chính Ủy quyền: là những công ty được thuê để bán các sản phẩm liên quan bảo hiểm, đầu tư, cổ phiếu, v.v. Thông thường những công ty này sẽ có chứng chỉ Series 6 hoặc 7.

Tai-sao-chung-ta-can-dich-vu-Tu-Van-Dau-Tu-1-300x155.jpg


Các công ty Tư vấn tài chính được chia làm 04 loại

4. Làm thế nào để chọn đúng công ty Tư vấn Tài chính?

Trước khi đưa ra quyết định sẽ thuê công ty Tư vấn nào đấy, bạn cần chú ý những điều sau đây:

Nghiên cứu về công ty Tư vấn tài chính mà bạn sắp sửa thuê.

Họ có đang bị điều tra về kinh doanh hay không? Có tiền án trước đây hay không?

Họ đã có đủ những chứng chỉ và bằng cấp liên quan hay chưa?

Tổ chức một buổi họp mặt để gặp trực tiếp và trình bày với họ kế hoạch của bạn để xem họ có nằm được các yêu cầu cần thiết mà bên phía bạn mong muốn hay chưa.

Đừng quên trao đổi về các điều khoản liên quan đến mức phí và hoa hồng.

Các công ty Tư vấn sẽ cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài chính có thể sẽ rất hữu dụng đối với các nhà đầu tư. Họ có thể giúp bạn hoàn thành các mục tiêu đề ra cũng như thu được lợi nhuận trong thời gian nhanh nhất. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn có những ý tưởng mới cho kế hoạch đầu tư trong tương lai của mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, các nhà thầu tư vấn nếu đáp ứng được các điều kiện cụ thể, thì có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu.


Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.


nha-thau-tu-van-co-duoc-cung-cap-nhieu-dich-vu-cho-cung-goi-thau.jpg


Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.


Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu, nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và tài chính với nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra thiết kế, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó.


Tại Điểm d Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.

Theo đó, bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu tuân thủ quy định nêu trên.


(Nguồn Xây dựng)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc.
Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng. Công tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nước ta trong thời gian tới. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một công việc mới mang tính chuyên nghiệp thực sự: Quản lý dự án – một nghề đòi hỏi tính tổng hợp và chuyên nghiệp từ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tư vấn, kể cả trong nước và nước ngoài.

quan-ly-du-an-cung-la-mot-nghe-4-300x233.jpg


Trước hết, cần phải hiểu Quản lý dự án (Project Management – PM) là công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và ********** mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và thời gian dự kiến. Nói một cách khác, Quản lý dự án (QLDA) là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.

Vòng đời của Dự án

Mỗi dự án đầu tư xây dựng đều có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc rõ ràng nên dự án có một vòng đời. Vòng đời của dự án (Project life cycle) bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạt được kết quả và đến khi kết thúc dự án.

Thông thường, các dự án đều có vòng đời bốn giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn hình thành dự án; giai đoạn nghiên cứu phát triển; giai đoạn thực hiện & quản lý; giai đoạn kết thúc.

Tiến trình công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định qui mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án;

quan-ly-du-an-cung-la-mot-nghe-3-213x300.jpg


Giai đoạn hình thành dự án có các công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định qui mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án.

Giai đoạn nghiên cứu phát triển: xây dựng dự án, kế hoạch thực hiện và chuẩn bị nguồn nhân lực, kế hoạch tài chính và khả năng kêu gọi đầu tư, xác định yêu cầu chất lượng, phê duyệt dự án;

Giai đoạn thực hiện (hay giai đoạn triển khai): thông tin tuyên truyền, thiết kế Quy hoạch và Kiến trúc, phê duyệt các phương án thiết kế, tư vấn đấu thầu xây dựng và tổ chức thi công xây dựng, quản lý và kiểm soát;

Giai đoạn kết thúc: hoàn thành công việc xây dựng, các hồ sơ hoàn công, vận hành thử công trình, giải thể nhân viên, kiểm toán và tất toán. Trong mỗi dự án đều có nhiều thành phần tham gia, còn gọi là các bên của dự án. Các bên của dự án là các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến dự án, hoặc là những người được hưởng lợi hay bị xâm hại khi dự án thành công, bao gồm: Chủ đầu tư, Nhà tài trợ hoặc người cung cấp tài chính, Ban quản lý dự án, Khách hàng, Nhà tư vấn thiết kế, Nhà thầu chính và các nhà thầu phụ, Các nhà cung ứng, Cơ quan quản lý nhà nước, Nhân dân địa phương, Nhà bảo hiểm…

quan-ly-du-an-cung-la-mot-nghe-2-300x235.jpg


Công tác quản lý dự án mang tính tổng hợp và chuyên sâu

Ban quản lý dự án

Như trên đã trình bày, ban quản lý dự án là một thành phần quan trọng của dự án xây dựng, đó là một cá nhân hoặc một tổ chức do chủ đầu tư thành lập, có nhiệm vụ điều hành, quản lý dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án. Các thành phần của Ban QLDA có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của dự án, tuy nhiên luôn có người lãnh đạo và chịu trách nhiệm chính, đó là Giám đốc dự án (Project Manager), hay Giám đốc điều hành dự án, hay Người quản lý dự án. Ðây phải là một người có trình độ học vấn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, có bản lĩnh cá nhân vững vàng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, và phải biết ngoại ngữ trong trường hợp dự án có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Giám đốc điều hành dự án có thể là một Kiến trúc sư, một Kỹ sư xây dựng, hay một chuyên gia kinh tế xây dựng. Giám đốc dự án là người hiểu rõ chủ trương, ý đồ của chủ đầu tư, đồng thời hiểu cặn kẽ mọi khía cạnh của dự án. Từ đó truyền đạt lại cho các thành viên khác và phải đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý và khách quan trong quá trình quản lý, nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đã đề ra. Giám đốc dự án sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình của dự án, từ khi nghiên cứu lập báo cáo dự án đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn đấu thầu, giai đoạn thi công xây dựng và cuối cùng là giai đoạn nghiệm thu bàn giao công trình.

quan-ly-du-an-cung-la-mot-nghe-1-1-300x300.jpg


Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc dự án

Thay mặt chủ đầu tư làm việc với các đối tác và các cơ quan hữu quan trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chẳng hạn, trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng một khách sạn quốc tế mà chủ đầu tư ký hợp tác với một nhà quản lý khách sạn nước ngoài, đảm bảo tính chuyên nghiệp khi công trình đưa vào sử dụng, thì khi đó ban QLDA sẽ thay mặt chủ đầu tư làm việc với Nhà quản lý khách sạn và các đơn vị tư vấn thiết kế theo sơ đồ làm việc ba cực.

Trong trường hợp dự án có qui mô lớn, chức năng sử dụng phức tạp hay dự án có yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật (ví dụ như dự án xây dựng bệnh viện, khách sạn, khu liên hợp thể thao hay công trình hạ tầng kỹ thuật,…) thì cần thiết phải huy động các dịch vụ tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp. Cần phải lưu ý rằng, một trong những lý do chủ yếu của việc thất bại, chậm trễ hay vượt ngân sách của các dự án bất động sản là sự yếu kém hoặc thiếu kinh nghiệm của ban QLDA.

ThS.KTS Ngô Lê Minh
Khoa Kiến trúc – Quy hoạch,
Trường Ðại học Xây Dựng Hà Nội
 
Đời người có 3 việc lớn nhất là “Tậu trâu – Cưới vợ – Làm nhà”, do vậy làm nhà hoàn toàn là một việc trọng đại của đời người. Ngôi nhà không chỉ là nơi bạn nghỉ ngơi sinh hoạt mà còn là không gian để gắn kết, sum vầy gia đình sau những giờ lao động mệt nhọc.

Xây nhà là cả một quá trình và cũng là tâm huyết của gia chủ và toàn thể đội ngũ thiết kế và thi công.

kien-truc-su.jpg


Việc thiết kế kiến trúc trước khi triển khai xây dựng giúp tạo nên một không gian sống đẹp, tiện ích, đáp ứng đầy đủ công năng và một môi trường sống thuận tiện, thoải mái cho gia chủ.

Trong xây dựng, bản vẽ thiết kế kiến trúc cũng giống như tấm bản đồ giúp cho chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công nắm được toàn bộ các thành phần kỹ thuật trong một ngôi nhà, từ móng nhà, mặt bằng công năng, hình ảnh 3D của ngôi nhà cho đến bản vẽ chi tiết đường điện, đường nước của ngôi nhà.

Vì sao cần thiết kế kiến trúc trước khi xây nhà?

  • Đảm bảo tính pháp lý cho công trình
  • Bản thiết kế sẽ đảm bảo cho bạn có một ngôi nhà ưng ý nhất
  • Bản vẽ thiết kế nhà giúp tiết kiệm kinh phí và hạn chế phát sinh
  • Tính toán được phong thủy phù hợp với gia chủ khi thiết kế
  • Giúp quản lý được số lượng và chất lượng vật tư xây dựng
  • Bản thiết kế kiến trúc giúp việc sửa chữa sau này được dễ dàng hơn
01-copy-1024x732.jpg


Đối với một bản vẽ thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh sẽ phải bao gồm đầy đủ 3 yếu tố sau

1. Phần kiến trúc

Đó là kiểu dáng ngôi nhà từ ngoài vào trong. Phối cảnh mặt ngoài sẽ giúp gia chủ hình dung được kiểu dáng màu sắc của ngôi nhà sau khi thi công xây dựng hoàn thiện.

Mặt bằng từng tầng chính là mặt cắt của ngôi nhà theo từng tầng thể hiện vị trí kính thước của từng mảng tường, cách đặt vị trí cầu thang, bố trí các phòng, diện tích bố trí từng phòng. Phần này thường có ghi chú rõ ràng để gia chủ dễ hiểu nhất

2. Phần hồ sơ kết cấu

Phần hồ sơ kết cấu sẽ bao gồm:

– Ghi chú quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công
– Mặt bằng móng, chi tiết móng
– Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
– Mặt bằng định vị dầm, chi tiết dầm tầng
– Mặt bằng kết cấu sàn tầng
– Mặt bằng định vị lanh tô, chi tiết kế cấu lanh tô
– Thống kê cốt thép

3. Phần điện nước

– Hồ sơ thiết kế chiếu sáng
– Hồ sơ thiết kế ổ cắm
– Hồ sơ thiết kế internet( Nếu có)
– Hồ sơ thiết kế Truyền hình cáp( Nếu có)
– Hồ sơ thiết kế điện thoại( Nếu có)
– Sơ đồ điện thông minh(Miễn phí – Nếu có)
– Thống kê vật tư
– Hồ sơ thiết kế cấp thoát nước
– Thống kê vật tư
 
UBND thành phố Hải Phòng vừa có Văn bản 538/UBND-XD2 yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các Ban Quản lý dự án của thành phố, chủ đầu tư, chủ sở hữu/quản lý sử dụng công trình xây dựng, các nhà thầu thi công xây dựng trên địa bàn thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, chú trọng đến công tác an toàn lao động (ATLĐ) trong thi công xây dựng.

thicongxaydungsongtrinhHAIPHONG.jpg

Theo đó, thành phố yêu cầu các đơn vị cần chủ động kiểm tra, chấp thuận kế hoạch tổng hợp về ATLĐ của các nhà thầu thi công xây dựng; thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ trong thi công xây dựng theo quy định.

Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình để thực hiện quản lý ATLĐ và giải quyết các vấn đề phát sinh về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ sử dụng trong thi công xây dựng công trình.

Rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế kiến trúc, nhà thầu thi công) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo ATLĐ; kiên quyết tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về ATLĐ trong thi công trình. Chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng và cấp quyết định đầu tư về chất lượng công trình, ATLĐ trong thi công xây dựng công trình do mình được giao làm chủ đầu tư, chủ sở hữu theo quy định.

Đối với nhà thầu thi công xây dựng, tổ chức lập kế hoạch tổng hợp về ATLĐ trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất ATLĐ cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng. Đối với các công trường nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa, công trình xây dựng theo tuyến phải xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng, Quy chuẩn kỹ thuật và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, trong đó có biện pháp kỹ thuật an toàn đối với hố đào sâu (hố cọc, mỏng…) đang thi công để tránh người bị rơi ngã, tai nạn. Lưu ý tăng cường công tác quản lý công trường trong giai đoạn nghỉ, dừng thi công, đặc biệt trong các kỳ nghỉ dài vào các ngày lễ, Tết.

Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về ATLĐ đối với người lao động; quản lý số lượng người lao động; bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn phù hợp với quy mô, mức độ rủi ro xảy ra tai nạn lao động của công trường theo quy định. Đối với các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thì người lao động phải được cấp Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động.



Theo Baoxaydung
 
Ngày nay, Nhà xưởng thép tiền chế hay Nhà xưởng kết cấu thép luôn được các Chủ Đầu Tư chọn lựa cho dự án thi công xây dựng công trình của mình.

Thiết kế nhà xưởng là công việc vô cùng quan trọng trong dự án triển khai công trình xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đòi hỏi người tư vấn thiết kế phải có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc bố trí các chức năng khi thiết kế nhà xưởng

130606-PHOICANH-TT.jpg


Kết cấu khung thép được tính toán chắc chắn và phù hợp với công năng sử dụng của nhà xưởng công nghiệp, giúp cho chủ đầu tư vừa tiết kiệm tối đa vật liệu lại vừa thỏa mãn được không gian cho nhu cầu sử dụng.

Qua bài viết hôm nay SONG NAM xin được giới thiệu đến các bạn những nội dung tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí và tìm hiểu tổng quan quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết để hỗ trợ cho quá trình công tác và nâng cao kỹ thuật của bản thân nhé.

nha-may-woodpellet.jpg
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên