TOÀN QUỐC Quy định mới về việc xin giấy phép nhập khẩu phế liệu

Phế Liệu 247

Tiểu thương mới
Tham gia
13 Tháng hai 2020
Bài viết
9
Điểm tương tác
0
Thu mua phế liệu 247 chia sẻ cho các bạn đang có ý định kinh doanh mặt hàng thanh lý & phế liệu về quy định mới về việc xin giấy phép nhập khẩu phế liệu, tư vấn hồ sơ nhập khẩu phế liệu sắt thép, kim loại màu, giấy, nhựa

Nhập khẩu phế liệu là gì?

Nhập khẩu phế liệu là quá trình thu gom các phế liệu từ quá trình sản xuất, sử dụng từ nước ngoài. Các loại phế liệu được trải qua quá trình phân loại, chọn lọc kỹ càng và sẽ được các doanh nghiệp trung gian vận chuyển về Việt Nam.
Mục đích duy nhất mà nhà nước Việt Nam cho phép của việc nhập khẩu phế liệu là để phục vụ cho quá trình sản xuất. Việc nhập khẩu phế liệu ở nước ta trong những năm gần đây thực tế đã bị hạn chế đi rất nhiều về mặt pháp lý, do vậy quy trình nhập khẩu các loại phế liệu cũng gặp khó khăn nhiều hơn.

bang-gia-thu-mua-phe-lieu.jpg


Những loại phế liệu được phép nhập khẩu

Ở nước ta, có 3 loại phế liệu chính thường được phép nhập khẩu: phế liệu nhựa, phế liệu giấy và phế liệu sắt thép


Phế liệu nhựa

Nhựa là chất liệu cực kỳ phổ biến, tiện lợi, giá cả phải chăng,...Nhưng hiện nay, con người lạm dụng quá nhiều nhựa trong cuộc sống hằng ngày, gây ảnh hưởng khá lớn tới hệ sinh thái và thiên nhiên
Những vật dụng như chai, lọ, ống hút... thường phải mất rất nhiều năm để có thể phân hủy hết, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật. Vậy nên đưa phế liệu vào tái chế thành hạt nhựa tái sinh (bằng một công nghệ an toàn, không gây ô nhiễm môi trường) thực chất cũng là một cách để bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải lượng lớn chất thải nhựa ra môi trường.


Phế liệu giấy

Từ bìa carton, giấy báo, sách vở đến thư từ, tất cả đều có thể đem đi tái chế để tạo ra những sản phẩm mới. Giấy vụn là một vật liệu cực kì thân thiện với môi trường để tái chế. Quy trình tái chế giúp tạo ra được các sản phẩm giấy và tiếp tục sử dụng như thường. Hoặc cũng có thể tạo ra được các chế phẩm từ giấy tái chế rất đẹp mắt
Ngoài ra, nhập khẩu - tái chế giấy sẽ hạn chế được việc khai thác gỗ, giảm thiểu nạn phá rừng đang rất nhức nhối hiện nay

Phế liệu sắt thép

Kim loại, sắt thép là những vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống xung quanh chúng ta. Chúng được dùng để sản xuất xoong nồi, xe cộ, dao kéo, tàu thủy, đường ray... khi những dụng cụ này không còn dùng nữa thì sẽ trở thành phế liệu.
Sau khi được nhập khẩu về, phế liệu kim loại trải qua các công đoạn khác nhau để tạo thành thép phôi, thép cán. Việc nhập khẩu phế liệu thép vừa giúp hạn chế lượng rác thải ra môi trường, vừa hạn chế việc khai thác quặng sắt, giúp bảo vệ môi trường. Tất nhiên để thực hiện được điều đó, công nghệ tái chế cần đảm bảo không gây ô nhiễm.


Điều kiện, thủ tục nhập khẩu phế liệu

Để được phép nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam, các doanh nghiệp phải đảm bảo đủ các điều kiện và thủ tục như sau:


Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

Theo điều 56 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP của chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, điều kiện để được nhập khẩu phế liệu bao gồm

Với doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:

- Kho giữ phế liệu nhập khẩu: có hệ thống thu gom nước mưa, và xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Sân nền phải cao để đảm bảo không ngập lụt, tránh bị tràn nước vào. Nền phải kín, đủ độ bền để chịu được tải trọng của phế liệu ở mức cao nhất

- Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu phải có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa và kết cấu chống bụi phát sinh

- Công nghệ và thiết bị tái chế phế liệu phải đầy đủ và đảm bảo đạt chuẩn. Trường hợp khác có thể chuyển giao cho đơn vị có đủ kỹ thuật để thực hiện

- Ký quỹ đảm bảo trước khi nhập khẩu phế liệu

- Phải ký cam kết tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về môi trường

Theo quy định của Pháp luật hiện nay, các doanh nghiệp không còn được phép nhận ủy thác để nhập khẩu phế liệu. Vậy nên cách duy nhất để nhập khẩu, đó là doanh nghiệp cần có nhà máy, có quy trình công nghệ thích hợp (được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng nhà máy), đó là cơ sở để doanh nghiệp có thể lập và trình Bộ tài nguyên và Môi trường xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.



Quy trình, thủ tục nhập khẩu phế liệu


A. Thủ tục về môi trường đối với nhập khẩu phế liệu:

Đánh giá tác động môi trường

Doanh nghiệp cần được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng nhà máy.

Xin xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

Sau khi Nhà máy xây dựng xong, doanh nghiệp cần hoạt động vận hành thử nghiệm. Trong giai đoạn này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có công tác thẩm định, đánh giá xem Nhà máy đã đủ điều kiện để nhập khẩu phế liệu và vận hành chính thức hay chưa.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thuê một đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập Hồ sơ xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Công ty TNHH Thương mại và kỹ thuật Thủ Đô Xanh đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn nhập khẩu phế liệu cho các dự án về sắt thép, nhựa, giấy.


B. Thủ tục về hải quan đối với nhập khẩu phế liệu:

Đăng ký tờ khai hải quan

Doanh nghiệp cần có giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu trên tờ khai hải quan để có thể tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo

Kiểm tra hồ sơ hải quan

Hồ sơ hải quan bao gồm tờ khai hàng hóa nhập khẩu, hóa đơn thương mại, vận tải đơn, giấy xác nhận, hợp đồng và kết quả kiểm tra của nhà nước

Lấy mẫu và kiểm tra thực tế

Các cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng của phế liệu nhập khẩu. Mức độ và hình thức kiểm tra tùy vào từng loại phế liệu

Chờ kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu

Các kết quả của quá trình kiểm tra phải được lưu trữ tại cửa khẩu nhập. Lúc này hàng chưa được phép vận chuyển về để bảo quản

Xử lý lô hàng về đến cửa khẩu

Các lô hàng đã quá 90 ngày nhưng không có người đến nhận thì sẽ được xử lý như hàng tồn đọng. Trong thời gian 90 ngày, hàng hóa sẽ được xử lý thông quan theo đúng quy định của pháp luật

Kiểm tra của nhà nước đối với hàng hóa nhóm 2

Các cơ quan hải quan áp dụng chính sách quản lý rủi ro nhằm hạn chế buôn lậu cũng như tình trạng gian lận trong quá trình nhập khẩu

Kết luận: Trên đây là những chia sẻ do chúng tôi tổng hợp lại, rất mong sẽ giúp ích được cho các bạn. Nếu các bạn cần tìm nguồn phế liệu thì liên hệ ngay với THU MUA PHẾ LIỆU 247 , chúng tôi liên tục hợp tác với các đại lý trên mọi miền tổ quốc, cam kết nguồn phế liệu ổn định và lâu dài

Liên hệ trực tiếp đến số hotline 0986.878.336 - 0911.320.111 để được tư vấn nhanh nhất

Xem thêm bảng giá thu mua phế liệu mới nhất hiện nay : thumuaphelieu247.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên