Quy trình đo khám và thử máy cho khách hàng nghe kém

Máy Trợ thính Nam Định

Tiểu thương tích cực
Tham gia
27 Tháng mười 2017
Bài viết
118
Điểm tương tác
0
Quy trình đo khám và thử máy cho khách hàng nghe kém

1. Kiểm tra tình trang tai

- Soi ống tai để kiểm tra xem có dị vật, ráy tai bít ống tai hay không, có viêm nhiễm ống tai hay không, để chắc chắn không gây ảnh hưởng đến kết quả đo thính lực đơn âm ở bước 2

2. Đo thính lực đơn âm

- Tiến hành đo thính lực đường khí.

Đường dẫn truyền sóng âm từ không khí qua vành tai, ống tai ngoài, màng nhĩ, theo chuỗi xương con vào dịch tai trong gọi là đường dẫn truyền khí. Đo thính lực đường khí để xác định ngưỡng nghe kém và mức độ nghe kém, từ đó sẽ có phương pháp điều trị và lựa chọn dòng máy trợ thính phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu nghe.

- Tiến hành đo thính lực đường xương

Dẫn truyền đường xương là xương sọ rung động do ********** âm, các ********** này không đi theo đường tai ngoài, tai giữa nhưng trực tiếp ********** lên dịch tai trong và dẫn truyền vào ốc tai. Đo thính lực đường xương giúp tư vấn viên xác định thể nghe kém, giúp lựa chọn dòng máy trợ thính phù hợp và tốt nhất theo tình trạng tai.

- Đối với trẻ em dưới 2 tuổi hoặc người lớn không đáp ứng với đo thính lực đơn âm (nghiệm pháp đo chủ quan) sẽ cần đo thính lực bằng phương pháp khách quan là ABR và ASSR. Phương pháp này giúp xác định ngưỡng nghe 1 cách chính xác nhất, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

3. Lựa chòn dòng máy trợ thính phù hợp với thính lực

- Ngưỡng nghe <=20 db: thính lực bình thường

- Ngưỡng nghe từ 20db – 40db: Nghe kém mức độ nhẹ

- Ngưỡng nghe từ 41db – 55db: Nghe kém mức độ trung bình

- Ngưỡng nghe từ 56db – 70db: Nghe kém mức độ trung bình

- Ngưỡng nghe từ 71db – 90db: Nghe kém mức độ nặng

- Ngưỡng nghe >90db: Điếc mức độ sâu

=> Tuỳ theo thính lực và tình trạng tai (có viêm nhiễm, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa… hay không), tư vấn viên lựa chọn các dòng máy trợ thính phù hợp với nhu cầu nghe, thẩm mĩ, điều kiện kinh tế của từng khách hàng.

Khách hàng được tư vấn viên giải thích chi tiết về ngưỡng nghe hiện tại, các đặc điểm của ngưỡng nghe kém (các âm thanh nghe được, khả năng nghe ở các môi trường… khi chưa đeo máy trợ thính), và giải thích chi tiết về các dòng máy trợ thính phù hợp với từng khách hàng.

- Khách hàng được nghe máy trợ thính ở môi trường phòng kín, môi trường ồn (Ngoài đường), xem tivi, gọi điện thoại…

- Tư vấn viên và người nhà nói chuyện với khách hàng để khách hàng cảm nhận âm thanh của máy, điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng cho đến khi phù hợp.

4. Lấy mẫu tai để làm núm tai hoặc vỏ máy

- Sau khi lựa chọn được máy trợ thính phù hợp, khách hàng được lấy mẫu tai để làm núm tai (cho máy sau tai) hoặc vỏ máy (cho máy trong tai).

Núm tai/ vỏ máy được làm theo khuôn tai có tác dụng:

- Giữ máy trợ thính không bị rơi, mang tính thẩm mĩ

- Giảm tiếng ồn, rú rít khi đeo máy, tạo sự thoải mái, mang lại hiệu quả tốt hơn khi đeo máy.

5. Đeo máy trợ thính hoàn chỉnh

- Sau khi hoàn thiện núm tai/máy trong tai, khách hàng được đeo chiếc máy trợ thính hoàn chỉnh, phù hợp với tai, thẩm mĩ và đáp ứng được nhu cầu nghe của bản thân.

6. Hiệu chỉnh lại máy trợ thính lần nữa để phù hợp nhất với khách hàng

Trước khi giao máy cho khách hàng, tư vấn viên hiệu chỉnh lại lần nữa để chắc chắn máy trợ thính có thể làm hài lòng từng quý khách hàng.

Sau khi mua máy trợ thính, khách hàng được MIỄN PHÍ trọn đời máy khi:

+ Chỉnh máy

+ Vệ sinh bảo dưỡng định kỳ

+ Kiểm tra thính lực định kỳ

Trung tâm Trợ thính Tâm An - Nam Định

Địa chỉ: 06 Thái Bình – P.Trần Tế Xương – Thành phố Nam Định.

Điện thoại: 0228.3719.888

Hotline: 0963 279 804

Giờ làm việc: 08:00 - 19.00 tất cả các ngày

Facebook: https://www.facebook.com/maytrothinhnamdinh

Website: trothinhtaman.com
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên