Các Phương Pháp Sơ Cứu - Các Kỹ Năng Rất Cần Thiết

SIM

Tiểu thương mới
Tham gia
11 Tháng tám 2007
Bài viết
10
Điểm tương tác
2
Các phương pháp hô hấp nhân tạo,thủ thuật Heimlich,sơ cứu chấn thương không phải ai cũng biết.Nhưng các tai nạn như chết đuối,điện giật,bỏng...vẫn thường xuyên xảy ra và gây ra cái chết cho rất nhiều người,một phần cũng là do người thân chưa biết cách sơ cứu.Red thấy bên nước ngoài ,họ rất chú trọng đến việc dạy và thực hành các thủ thuật sơ cứu để hạn chế đến mức thấp nhất lượng người tử vong,việc này chả có gì là khó khăn cả nếu ta để ý một chút,anh em VVC học hết các cách sơ cứu ở trong này cũng là một cách nâng cao kỹ năng sống của mình và cũng để giúp đỡ mọi người trong những hoàn cảnh khó khăn mà chúng ta hoàn toàn có thể giúp được.

A. NGẠT NƯỚC

Ngạt nước (còn gọi chết đuối) là tình trạng người bị nạn bị ngạt do hít phải nước khi chìm trong nước, tuy nhiên có một số người bị ngạt là do sự co thắt thanh quản.

Ngạt nước thường xảy ra ở 2 nhóm tuổi: tuổi thiếu niên do tính thích mạo hiểm và tuổi mới biết đi do tính tò mò, hiếu kỳ mà không có sự giám sát của người lớn.

1. Nguyên nhân gây ra ngạt nước là gì?

Ngạt nước xảy ra do các tai nạn như:

- Trẻ nhỏ bị chìm trong các vật chứa nước trong nhà như giếng nước, thùng nước, chậu nước, bồn tắm, bể cá…

- Trẻ không biết bơi bị rơi xuống ao, hồ, kênh, rạch, sông...

- Người biết bơi nhưng do bị kiệt sức, bị vộp bẻ, động kinh...

2. Sơ cứu đúng cách người bị ngạt nước như thế nào?

Sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn hay di chứng não của người bị nạn. Cần lưu ý là một người đã ngưng thở chỉ sống thêm được khoảng 5 phút, do vậy phải hành động thật nhanh và bằng mọi cách tiến hành hà hơi thổi ngạt cho người bị nạn càng sớm càng tốt. Tốt nhất là phải cấp cứu thổi ngạt ngay khi vừa đưa đầu người bị nạn lên khỏi mặt nước, trước khi đưa vào bờ.

* Cách sơ cứu đúng như sau:

- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho người bị nạn nắm, ném phao hoặc vớt người bị nạn lên.

- Đặt người bị nạn nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

- Nếu người bị nạn bất tỉnh hãy kiểm tra xem có còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực.

l Nếu lồng ngực không di động tức là người bị nạn đã ngưng thở, đầu tiên hãy thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau khi thổi ngạt mà người bị nạn vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như là tim của người bị nạn đã ngưng đập (riêng nhân viên y tế xác định tình trạng ngưng tim của người bị nạn bằng cách bắt mạch cánh tay, mạch cổ hoặc mạch bẹn xem có đập không, nếu không bắt được mạch tức là tim đã ngưng đập), cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:

+ Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 khoát ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay)

+ Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ lớn hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay

Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi hoặc người lớn). Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục các động tác cấp cứu này trên đường chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế cho đến khi người bị nạn tự thở lại được hoặc chắc chắn rằng người đó đã chết, việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn nữa.

l Nếu lồng ngực còn di động tức người bị nạn còn tự thở được, hãy đặt người bị nạn ở tư thế an toàn, tức là cho nằm nghiêng một bên để nếu người đó có nôn ói thì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi gây viêm phổi.


socuutainan1gv4.jpg

Đặt người bị nạn nằm nghiêng để tránh hít sặc chất nôn ói vào phổi.

3. Những điều gì không nên làm trong sơ cứu người bị ngạt nước?

Phần lớn những người bị nạn tử vong hoặc bị di chứng não do thiếu oxy là do không được sơ cứu hay sơ cứu không đúng cách trước khi đưa đến cơ sở y tế. Do đó, cần tránh những cách xử trí không đúng sau đây:

- “Xóc nước”: động tác dốc ngược người bị nạn để sốc nước là không cần thiết và không nên thực hiện vì thông thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải vào đầy phổi như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được tống xuất ra ngoài khi người bị nạn tự thở lại. Ngoài ra việc sốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và làm tăng nguy cơ hít sặc nước vào phổi.

- Không thực hiện việc thổi ngạt và ấn tim cho người bị nạn đang ngưng thở ngưng tim tại nơi xảy ra tai nạn hoặc trong lúc vận chuyển tới cơ sở y tế, hoặc có thực hiện nhưng không đúng cách như: dang 2 tay người bị nạn sang 2 bên rồi ép vào ngực để ấn tim mà không thổi ngạt, động tác sơ cứu này không nên thực hiện vì không hiệu quả.

Việc chậm trễ trong cấp cứu thổi ngạt-ấn tim làm cho não và các cơ quan bị thiếu oxy kéo dài, có thể gây chết tế bào não dẫn đến tử vong hoặc di chứng não nặng nề.

- Hơ lửa hoặc “lăn lu” người bị nạn (tức là để nằm vắt ngang qua lu rồi đốt lửa phía trong lu) vì nghĩ rằng sẽ giúp làm ấm người bị nạn nhưng thực ra việc làm này sẽ càng làm nặng thêm tình trạng của người bị nạn vì làm họ bị phỏng và quan trọng nhất là làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt.

4. Phòng ngừa ngạt nước như thế nào?

- Không để trẻ nhỏ một mình ở nhà. Đậy kín các vật chứa nước trong nhà như giếng nước, bồn tắm, thùng nước, chậu nước...

- Không cho trẻ chơi một mình gần ao, hồ, kênh, rạch, sông...

- Không cho bệnh nhân động kinh bơi

- Dạy trẻ học bơi ngay từ khi còn bé. Dạy trẻ là không bao giờ được bơi ở những nơi có dòng nước chảy nhanh và mạnh.
 
Hướng dẫn rõ hơn về cách hà hơi thổi ngạt

Phương pháp hà hơi thổi ngạt

Đó là cách dùng hơi thở của người cứu thổi mạnh từ miệng mình, qua miệng nạn nhân mà vào phổi của họ - gọi là "Hà hơi thổi ngạt", hoặc "Hô hấp miệng miệng". Muốn có kết quả thì đường dẫn khí của nạn nhân phải được lưu thông, nghĩa là họng và khí phế quản phải sạch, không còn dị vật, đờm dãi. Cổ nạn nhân phải ưỡn tối đa, tránh cho lưỡi khỏi tụt xuống che lấp mất đường đi của không khí thổi vào phổi.

Các bước tiến hành tuần tự nhưng hết sức khẩn trương:
- Phải lấy ngay các vật mắc trong miệng nạn nhân ra. Dùng ngón tay bọc khăn móc lấy hết đờm dãi. Kéo lưỡi ra phía trước.
- Đặt người bị nạn nằm ngửa, lật ngược đầu về phía lưng và kéo hàm ra phía trước (minh hoạ). Tiến hành thổi ngạt:
+ Lấy ngón tay bóp chặt 2 lỗ mũi, và mở rộng miệng người bị nạn.
+ Người cấp cứu hít một hơi dài, rồi áp sát miệng mình vào miệng nạn nhân, và thổi mạnh vào phổi. Vừa thổi vừa nhìn lồng ngực nạn nhân thấy nhô phồng lên là đạt yêu cầu.
+ Nghỉ để cho không khí dồn trở lại ngực nạn nhân xẹp xuống. Rồi lại thổi tiếp. Mỗi phút làm đi làm lại như vậy khoảng 15 lần.
Kiên trì hà hơi thổi ngạt cho đến khi nạn nhân tự thở được, hoặc chắc chắn là đã chết.

Mọi người xem thêm ở đây mà thực hành nhé:

http://www20.24h.com.vn/news.php/70/147548

B. HÓC ĐƯỜNG THỞ

Hóc đường thở (dị vật đường thở) là từ để gọi một vật lạ rơi vào trong đường thở. Tai nạn thường xảy ra ở người già suy kiệt, hôn mê, ở người lớn cười giỡn trong khi ăn hoặc ở trẻ em lúc cho bú bình hoặc cho ăn không đúng cách.

1. Nguyên nhân gây ra hóc đường thở là gì?

- Do sặc sữa, cháo, cơm

- Do hít vào đường thở các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu, sa bô chê…

2. Làm sao nhận biết được một người đang bị hóc đường thở?

Khi một người đang khỏe mạnh trước đó, đột nhiên xuất hiện hội chứng xâm nhập gồm các dấu hiệu sau: ho sặc sụa, tím tái, khó thở.

Cần lưu ý là trẻ bị ngạt có thể chết trong vòng vài phút nếu không được sơ cứu và cấp cứu kịp thời. Do đó, người chăm sóc trẻ khi thấy trẻ đột ngột khó thở cần phải nghĩ ngay là trẻ bị ngạt do hóc đường thở dù có nhìn thấy trẻ đút thứ gì vào miệng hay không.

3. Làm gì để sơ cứu người bị hóc đường thở?

- Nếu người bị nạn còn hồng hào, không khó thở: nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên và đưa đến cơ sở y tế để khám và gắp dị vật ra.

- Nếu người bị nạn tím tái, không thở, không khóc hoặc khóc yếu. Nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành các thủ thuật sau để giúp tống xuất dị vật ra khỏi đường thở của người bị nạn.

3.1 Đối với trẻ dưới 2 tuổi: dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

- Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái và giữ chặt đầu và cổ trẻ bằng bàn tay trái

- Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa 2 bả vai

- Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu thấy trẻ vẫn còn khó thở, dùng 2 ngón tay trái ấn mạnh 5 cái ở vùng nửa dưới xương ức hoặc dưới đường nối 2 vú một khoát ngón tay

- Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại và tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực (khoảng 5-6 lần) cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.


socuutainan2ci1.jpg
socuutainan3uj8.jpg


3.2 Đối với trẻ lớn và người lớn: dùng thủ thuật Heimlich

*Trẻ còn tỉnh:

- Đứng sau lưng trẻ, vòng 2 tay ôm lấy thắt lưng trẻ

- Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn

- Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh

- Có thể lập lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.


socuutainan4zn3.jpg

socuutainan5ap6.jpg
socuutainan6hf2.gif


* Trẻ hôn mê:

- Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi người bị nạn

- Đặt gót lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất. Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên

- Có thể lập lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.


socuutainan7kg8.jpg


Chú ý

- Nếu người bị nạn ngưng thở, phải bắt đầu thổi ngạt 2 cái chậm trước và xen kẽ thổi ngạt với việc làm thủ thuật Heimlich hay vỗ lưng ấn ngực cho tới khi bệnh nhân thở lại được.

- Sau khi lấy được dị vật, vẫn nên đưa người bị nạn đến cơ sở y tế để kiểm tra.

4. Những điều gì không nên làm trong sơ cứu người bị hóc đường thở?

- Không can thiệp nếu người bị nạn vẫn còn hồng hào, có thể ho, thở hay khóc được.

- Không cố móc lấy vật lạ ra nếu không nhìn thấy, vì có nhiều khả năng làm cho dị vật rơi vào đường thở sâu hơn.

5. Phòng ngừa hóc đường thở như thế nào?

- Không để các vật nhỏ như khuy áo, đồng xu, hạt trái cây, hạt đậu... nơi trẻ chơi và ngủ.

- Không cho trẻ nhỏ ăn đậu phộng, hạt nhỏ, kẹo cứng hoặc thức ăn có xương.

- Luôn theo dõi khi trẻ cho trẻ ăn. Cắt hoặc xé thức ăn thành những miếng nhỏ.

- Không cười giỡn trong khi ăn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
wow- bài viết này rất có ích .thank SIM!!
 
Bài viết rất hay bạn ơi.
nếu thêm cách bông băng sơ cấp cứu thì hay hơn nữa
 
Mình cũng rất quan tâm đến vấn đề này vì trong gia đình ko ai làm bác sĩ cả trong những lúc ko may nên biết để sơ cứu là tốt nhất
 
Tình hình bây giờ là bị rắn cắn nhiếu quá nên up cái này hy vọng sẽ có ích cho ae và tất cả mội người nhé:
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn và hướng xử trí

1. Xác định vết cắn. Buộc garô trên vết cắn khoảng từ 3-5cm. Garô có thể dùng bằng các dây có bản to, không nên dùng dây bản nhỏ quá, như thế dễ làm tổn thương cho nơi garô. Vùng được garô nên thắt chặt vừa phải, không nên thắt chặt quá và không nên garô lâu quá 30′
2. Rửa sạch vết cắn sau đó đi tới các trạm ý tế, bệnh viện gần nhất để được xử lý
3. Nếu phát hiện là rắn độc thì cũng buộc garô sau đó dùng dao rạch nhẽ vết bị rắn cắn thành hình chữ thập (+). Lưu ý không nên rạch quá sâu để tránh rạch vào dây thần kinh, mạch máu hay dây chằng…, chỉ cần rạch qua da đến cơ khi máu chảy được là được. Rạch dài khoảng 1 đến 2cm và nhớ phải sát trùng trước khi rạch.
4. Nặn máu độc ra ngoài cho tới khi máu tươi chảy ra là được
5. Rửa sạch vết thương sau đó đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất để được điều trị 1 cách kịp thời.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên