Mâm quả đặc trưng 2 miền Nam - Bắc

longcheng

Tiểu thương mới
Tham gia
10 Tháng tư 2015
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
Mâm quả cưới là lễ vật quan trọng, không thể thiếu trong văn hóa cưới hỏi của người Việt, là lễ vật mà hai gia đình chính thức đặt mối quan hệ với nhau, đôi trẻ được hứa hẹn nên duyên chồng vợ.Sự khác nhau về văn hóa dẫn đến sự khác biệt trong phong tục cưới hỏi giữa Nam và Bắc. Mâm quả cũng từ đó có những khác biệt nhất định đối với mỗi vùng miền.
>>>Các kiểu tóc cưới hàn quốc đẹp nhất cho cô dâu.
H%25C3%25ACnh%2Bs%25E1%25BB%25B1%2Bkh%25C3%25A1c%2Bnhau%2Bm%25C3%25A2m%2Bqu%25E1%25BA%25A3%2Bc%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bi%2Bhai%2Bmi%25E1%25BB%2581n%2BNam%2BB%25C4%2583c%2B1.jpg


Nếu như ở miền Bắc, số lượng mâm quả luôn ở số lẻ thì miền Nam lại luôn ở số chẵn. Tại sao lại có sự khác biệt thú vị này?
Miền Bắc quan niệm rằng số lẻ là tượng trưng cho sự phát triển, sự sung túc. Tuy nhiên số lễ vật trên mỗi mâm quả luôn là số chẵn, tượng trưng cho sự có cặp có đôi của vợ chồng.

H%25C3%25ACnh%2Bs%25E1%25BB%25B1%2Bkh%25C3%25A1c%2Bnhau%2Bm%25C3%25A2m%2Bqu%25E1%25BA%25A3%2Bc%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bi%2Bhai%2Bmi%25E1%25BB%2581n%2BNam%2BB%25C4%2583c%2B2%2B..jpg


Lẻ và chẵn luôn song hành với nhau, người xưa mong muốn con cái có được cuộc sống sung túc, trọn vẹn và hạnh phúc bên nhau.
Trái ngược với miền Bắc, số lượng mâm quả và lễ vật ở miền Nam luôn đi theo số chẵn. Ngoài ra, số lượng thành viên từ nhà trai sang nhà gái cũng phải đi theo số chẵn.

H%25C3%25ACnh%2Bs%25E1%25BB%25B1%2Bkh%25C3%25A1c%2Bnhau%2Bm%25C3%25A2m%2Bqu%25E1%25BA%25A3%2Bc%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bi%2Bhai%2Bmi%25E1%25BB%2581n%2BNam%2BB%25C4%2583c%2B3.jpg


Số chẵn đối với người miền Nam là sự may mắn, sự sung túc cho cặp đôi tương lai sau này.
Lễ vật trong mâm quả:
Trầu- cau, trà-rượu là các lễ vật thiết yếu trong mâm quả của miền Nam lẫn miền Bắc, tùy vào điều kiện của từng gia đình mà có thể thêm hoặc bớt lễ vật cho nhà gái.
Mâm quả trong lễ hỏi thông thường sẽ có các lễ vật sau:
Khay nhỏ đựng trầu cau là lễ vật bắt buộc phải có trong phong tục của hai vùng miền. Trầu cau được têm cầu kỳ thể hiện lòng kính trọng của nhà trai đối với nhà gái.

H%25C3%25ACnh%2Bs%25E1%25BB%25B1%2Bkh%25C3%25A1c%2Bnhau%2Bm%25C3%25A2m%2Bqu%25E1%25BA%25A3%2Bc%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bi%2Bhai%2Bmi%25E1%25BB%2581n%2BNam%2BB%25C4%2583c%2B4.jpg

Một mâm đựng trà- rượu
Một mâm bánh ngọt
Một mâm trái cây
Một mâm đồ mặn, có thể là heo quay hoặc gà quay
Một mâm xôi gấc
Riêng ở miền Nam, nhà trai còn phải chuẩn bị thêm cặp đèn cầy chung với mâm trà- rượu đểdâng lên bàn thờ tổ tiên.
H%25C3%25ACnh%2Bs%25E1%25BB%25B1%2Bkh%25C3%25A1c%2Bnhau%2Bm%25C3%25A2m%2Bqu%25E1%25BA%25A3%2Bc%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bi%2Bhai%2Bmi%25E1%25BB%2581n%2BNam%2BB%25C4%2583c%2B5.jpg

Ngoài ra, để thể hiện sự quan tâm của mình đến con dâu, nhà trai còn chuẩn bị thêm một mâm đựng áo dài, bộ áo dài này sẽ được mẹ nàng dâu nhận và thay ngay sau đó để cô dâu ra làm lễ gia tiên.

Tuy cùng sống trên đất nước Việt Nam, nhưng phong tục lại khác nhau khá thú vị. Điều này khiến cho nền văn hoa của chúng ta trở nên phong phú hơn, đúng không nào?.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên